Mẹ và Con - Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình. Trong số đó, đâu sẽ là nguyên nhân sẽ khiến bố mẹ phải lưu tâm nhất?  

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ được xem là tình trạng sinh lý khá bình thường. Lúc này, trẻ sơ sinh thường sẽ vặn người, gồng mình và đỏ mặt. Tất cả hiện tượng này chỉ diễn ra trong vài phút ngắn ngủi rồi tự hết. 

Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con “truy lùng” những nguyên nhân thực sự gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình nhé!

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình được xem là tình trạng sinh lý bình thường. Đây là hiện tượng mà trẻ sơ sinh sẽ vặn người, gồng mình, đỏ mặt và tất cả chỉ kéo dài trong vài phút ngắn ngủi rồi kết thúc. 

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 5 – 6 tuần. Một số ít sẽ xuất hiện sớm hơn, khi trẻ ở độ tuổi từ 2 – 3 tuần. Trẻ sơ sinh vặn mình được xem là một hiện tượng sinh lý khá bình thường, hiện tượng này sẽ tự hết khi trẻ trên 4 tháng tuổi.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp trẻ sơ sinh thường xuyên bị vặn mình, rướn mình, thậm chí là gồng đỏ mặt, khi ngủ thường xuyên giật mình…thì bố mẹ cần phải chú ý quan sát để can thiệp kịp thời, bởi hiện tượng này rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ nhỏ.

trẻ sơ sinh hay vặn mình
trẻ sơ sinh hay vặn mình

Theo phân tích từ các bác sĩ nhi khoa, trẻ nhỏ khi vừa chào đời, các tế bào thần kinh lúc này sẽ chưa được biệt hoá, vỏ não cũng như thể vân chưa phát triển. Do đó, các hoạt động dưới vỏ thường sẽ chiếm ưu thế dẫn đến trẻ sơ sinh hay có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên.

Đây được xem là hiện tượng do phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích gây ra. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình 

Trên thực tế, trẻ sơ sinh hay vặn mình thường xuất phát từ các yếu tố từ môi trường. Đây là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể được xem là bệnh lý. Một số các yếu tố bên ngoài tác động khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình: 

Do biểu hiện sinh lý

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình do chỗ ngủ của trẻ không được thoải mái, ấm áp; hoặc có nhiều tiếng ồn xung quanh; ánh sáng quá mạnh.
  • Trẻ đói bụng, ăn chưa đủ no cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình. Theo các chuyên gia, lúc này dung tích dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ khoảng 30 ml. Do đó, tùy cân nặng, ngày tuổi của mỗi bé mà số lượng bú sẽ khác nhau. Bố mẹ lưu ý, không nên cho bé bú quá nhiều bữa vì sẽ khiến trẻ đầy bụng và dẫn đến tình trạng vặn mình khi ngủ, và khiến trẻ ọc sữa sau mỗi lần bú.
  • Khi trẻ rặn đi tiểu hoặc đại tiện cũng gây ra hiện tượng vặn mình. Theo đó, lúc đi tiểu hoặc đại tiện, trẻ sơ sinh thường có thói quen hay vặn mình và rặn như đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra bên ngoài.
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình do môi trường xung quanh và điều kiện chăm sóc trẻ. Cụ thể, nếu để tã bé bị ướt, hoặc quấn khăn bé quá chật chội, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình.

Xem thêm: Nguyên nhân nào khiến bé quấy khóc ban đêm

Trên thực tế, những nguyên nhân sinh lý kể trên sẽ gây ra biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình khi thức hay khi ngủ. Theo các chuyên gia sức khỏe, thì đây đều là những biểu hiện sinh lý vô cùng bình thường, hiện tượng vặn mình này trên chỉ kéo dài trong vài phút và hết. Nên bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý 

Bên cạnh những biểu hiện về sinh lý thì tình trạng trẻ sơ hay vặn mình còn đến từ những tổn thương nghiêm trọng bên trong. Điều này thậm chí còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng thể chất của trẻ trong tương lai. Bố mẹ cần thực sự lưu ý. 

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình do hạ canxi máu. Có thể nói, trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng rất dễ bị thiếu canxi nếu như không được chăm sóc hợp lý. Lúc này, biểu hiện của trẻ sẽ là dễ kích thích, ngủ không ngon, hay quấy khóc, vặn vẹo cơ thể, gồng mình khi ngủ, trong một số trường hợp thậm chí xuất hiện co giật, tím tái cơ thể.
  • Một số bệnh lý khác cũng khiến trẻ hay vặn mình khó chịu: Da bé bị tổn thương gây ngứa, bé bị côn trùng đốt, chui vào tai,…

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý 

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình ? 

Để hạn chế tối đa việc trẻ vặn mình, nhất là trong lúc ngủ, nhằm đảo bảo giấc ngủ của bé được trọn vẹn, mẹ cần tham khảo những hướng dẫn sau: 

  • Giữ cho cơ thể trẻ sơ sinh luôn được khô ráo, sạch sẽ.
  • Chú ý lựa chọn các loại tã có khả năng thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ. Thay bỉm khi trẻ đi ngoài.
  • Khi ngủ, lựa chọn cho bé những trang phục rộng rãi và đủ ấm.
  • Chú ý nhiệt độ phòng trung bình nên ở khoảng 26 – 28 độ C. Không nên để phòng quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Lưu ý dọn dẹp, vệ sinh phòng ngủ cho trẻ sơ sinh thật sạch sẽ để tránh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thực hiện các động tác massage cho bé, giúp bé cảm thấy thoải mái không vặn mình. Khi bé vặn mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng và bắt đầu vuốt ve để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Để tránh hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình, mẹ cũng nên chú ý bổ sung Vitamin D3/Tắm nắng cho trẻ. 
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình cũng được xem là cách mà bé thể hiện cảm xúc như: đang đau, khó chịu, không thoải mái, bé đói, mệt….Do đó, bố mẹ cần chú ý đến những cảm xúc của con để có biện pháp khắc phục ngay lập tức. 

trẻ sơ sinh hay vặn mình

  • Không nên áp dụng các mẹo vặt truyền tai nhau mà thiếu căn cứ khoa học để trị vặn mình cho trẻ. Bởi bất kỳ một biện pháp dân gian nào khi chưa có sự kiểm định của bác sĩ cũng đều có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ. 

Và trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh hay vặn mình. Hy vọng, thông qua bài viết này, bố mẹ đã có thể kiến thức để hiểu hơn về hiện tượng này, để từ đó có cách can thiệp phù hợp, giúp con phát triển khỏe mạnh.

Bài viết liên quan