Mẹ&Con – Việc tìm kiếm một phương pháp dạy bé tập tập nói để giúp bé nhanh biết nói, biết nói sớm là một vấn đề được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chuẩn bị bài viết này cho bạn. Dạy bé tập nói với 3 cách thức hữu hiệu sau đây Video: Bé bi bô tập nói xem xong không thể không yêu Cùng con tập nói

Bé tập nói là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé, tùy vào từng đặc điểm cá nhân mà bé có thể biết nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, việc hình thành một số phương pháp dạy bé tập nói tưởng chừng đơn giản như nói chuyện với bé, hát và kể chuyển cho bé nghe hay đôi khi chỉ là việc đáp lại tiếng khóc của bé ngay từ khi bé mới lọt lòng lại đang giúp ích rất nhiều cho quá trình học nói của bé về sau.

Hãy nói với bé về những việc sẽ làm

Các nhà khoa học đã chứng minh, những đứa trẻ được mẹ dành nhiều thời gian để trò chuyện ngay từ khi mới lọt lòng thường biết nói nhanh và biết nói sớm hơn so với những đứa trẻ khác có bố mẹ ít dành thời gian để nói chuyện cùng bé.

Phương pháp dạy bé tập nói ngay từ thuở lọt lòng 5

Nói với bé về những việc sẽ làm (Ảnh minh họa).

Do đó, trước khi chuẩn bị làm một việc gì cùng bé, mẹ hãy tận dụng thời gian để nói với bé việc 2 mẹ con sắp làm để giúp bé liên kết hành động với âm thanh nói. Cụ thể như, trước khi cho bé ăn mẹ sẽ nói với bé những câu như “Giờ 2 mẹ con mình ăn cơm nha”, “ Hôm nay mình sẽ ăn món gì nào?”… Trước khi cho bé ra ngoài chơi mẹ sẽ nói với bé “2 mẹ con mình đi dạo nha”, “ hôm nay mình sẽ đến công viên chơi”… Chỉ bằng những điều rất nhỏ, mẹ đã giúp bé tiếp thu ngôn ngữ từ rất sớm theo cách đầy tình yêu thương. Vì ngay cả khi bé chưa biết nói hay chỉ có thể phát ra những âm thanh vô nghĩa thì mẹ cũng có thể thường xuyên nói chuyện với bé theo cách tâm sự mỗi ngày. Dù bé sẽ chẳng đáp lại lời nào với mẹ đâu, nhưng cách này sẽ giúp bé nhận biết âm thanh và tăng vốn từ vựng hằng ngày thông qua lời của mẹ.

Ngoài ra, khi nói chuyện với bé, để giúp bé có môi trường học hỏi tốt nhất, mẹ hãy luôn cố gắng tạo ra các hoạt động có kèm theo ngôn từ để chia sẻ với bé. Đó có thể là cuộc hội thoại, hoặc kể chuyện kèm theo các câu hỏi và đôi khi là những bài hát. Đây chính là cách rất hiệu quả để tạo cho bé thói quen giao tiếp, từ đó kích thích bé phát triển ngôn ngữ.

Khi nói chuyện với bé, mẹ cũng nên có sự tương tác với con qua ánh mắt, tạo động lực cho con cố gắng hơn. Tỏ thái độ vui mừng hoặc lặp lại lời bé với một thái độ tích cực và thấu hiểu mỗi khi bé có phản ứng lại với lời mẹ.

Hãy đáp lại tiếng khóc của bé

Sau khi chào đời, khi mọi thứ đều chưa thể diễn tả bằng ngôn ngữ, thì cách duy nhất để trẻ sơ sinh bày tỏ lòng mình chính là việc cất tiếng khóc. Lúc này, tiếng khóc chính là ngôn ngữ duy nhất để bé giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy bé không thể nói nhưng không có nghĩa là bé sẽ không hiểu những gì người khác phản ứng với mình. Do đó, một phương pháp dạy bé tập nói khác đã được các nhà khoa học khuyến khích nên thực hiện mỗi ngày đó là đáp lại tiếng khóc của bé. Chính việc mẹ đáp lại tiếng khóc của bé sẽ khiến bé biết rằng mẹ đang lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bé, rằng mẹ đang giao tiếp với bé từ đó giúp bé phát triển ngôn ngữ sớm hơn.

Hãy thường xuyên kể chuyện và hát cho bé nghe

Thật là thiếu sót nếu nhắc đến chuyện phát triển ngôn ngữ mà không đề cập đến việc hát và kể chuyện. Hành động hát và kể chuyện cho bé nghe đã được các bác sĩ khuyến khích nên thục hiện mỗi ngày ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ.

Phương pháp dạy bé tập nói ngay từ thuở lọt lòng 6

Bé học nói bằng cách nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ (Ảnh minh họa).

Đây được xem là một phương pháp giúp bé tập nói quan trọng. Những câu chuyện, những bài hát, những âm thanh giai điệu sẽ giúp bé làm tăng vốn từ ngữ, biết cách sử dụng từ ngữ và câu từ một cách tốt hơn về sau. Ngoài ra, việc tiếp thu ngôn ngữ thông qua câu chuyên và bài hát sẽ kích thích trí não của bé, giúp bé ghi nhớ nhanh hơn và lâu hơn, hỗ trợ rất nhiều cho việc học nói của bé về sau.

Thêm một gợi ý cho bé, là khi kể chuyện, mẹ nên kết hợp với những hành động dễ thương, ngộ nghĩnh để bé cảm thấy thích thú và không nhàm chán cho dù có phải nghe đi nghe lại nhiều lần.

Tags:

Bài viết liên quan