Chuột rút là một trong những ám ảnh khó chịu của các bà bầu suốt chín tháng thai kỳ. Những cơn đau bất chợt giữa đêm khiến giấc ngủ của thai phụ vốn đã chập chờn lại càng mệt mỏi hơn.

Noi am anh chuot ruot khi mang thai

Chuột rút khi mang thao – Sao “chuột”… lì đến thế?

Sở dĩ chứng chuột rút cứ lăm le tấn công các bà bầu là do bà bầu rất dễ bị thiếu hụt canxi. Bạn cần biết rằng nồng độ canxi trong máu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc duy trì chức năng của hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh thực vật. Khi nồng độ canxi trong cơ thể hạ thấp sẽ làm tăng tính kích thích các tế bào cơ bắp.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về canxi của bà bầu tăng hơn người bình thường (phụ nữ mang thai cần tới khoảng 1.500mg canxi/ngày để cung cấp cho mẹ và tạo xương cho thai nhi). Nếu bà bầu vẫn giữ thói quen ăn uống như trước kia thì lượng canxi cung cấp sẽ bị thiếu hụt, dẫn đến việc chuột rút khi mang thai, nhất là cơ bắp chân mà ta quen gọi là chuột rút hay vọp bẻ.

Ngoài việc thiếu canxi, có một lý do khác cũng thường gặp là các bà bầu thường tăng cân nhanh, cơ thể phải gánh thêm một cả một bào thai, gia tăng trọng lượng lên các cơ bắp ở chân khiến cơ bắp phải làm việc quá sức. Kết quả của việc này là “chuột” sẽ ghé thăm bạn thường xuyên, nhất là lúc giữa đêm, khiến bạn cứ phải thức giấc và la oai oái vì các cơ bắp ở chân cứng đờ hết lại.

Bên cạnh đó, việc thiếu máu, tuần hoàn máu kém, thừa chất phốt pho (hay có trong thịt, thực phẩm chế biến sẵn và thức uống có ga), thiếu kali hay áp lực của tử cung lên dây thần kinh dẫn xuống chân cũng là các nguyên nhân dẫn đến chuột rút. Ðặc biệt, có một việc nhiều bà bầu không để ý nhưng lại là lý do mời “chuột” đến thăm: Ðó là tình trạng mất nước của cơ thể. Khi cơ thể mất nước, bạn sẽ dễ bị chuột rút hơn bình thường.

Để “đuổi chuột”, bạn cần…

Như đã nói, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuột rút là do thiếu canxi. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, trước hết, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung đủ lượng canxi hàng ngày. Bạn có thể tăng cường ăn thực phẩm chứa canxi cao như tôm, cá, cua, ốc, hến, trứng…, ăn các loại rau quả tươi có màu xanh đậm như mồng tơi, rau muống,  xà lách xoong…

Ðặc biệt, phải tăng cường lượng sữa cho cơ thể nếu như bạn có thể uống sữa (không gặp các phản ứng khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy khi uống sữa). Nên bổ sung cho cơ thể tối thiểu 2 ly sữa lớn mỗi ngày. Trong trường hợp quá ngán sữa hoặc cơ thể không “chịu” sữa, bạn có thể ăn sữa chua (yaourt) từ 2-3 hộp/ngày cũng có thể giúp cung cấp cho cơ thể một lượng lớn canxi.

chuột rút khi mang thai

Chú ý tắm nắng sớm cũng giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Trong trường hợp đã làm mọi cách, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ mà vẫn thiếu hụt canxi, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát, dựa trên đó bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thêm một số thuốc bổ sung canxi nếu cần thiết. Nhớ là bạn không được tự ý dùng các thuốc này nếu không có chỉ định của bác sĩ đâu đấy nhé!

Chuột rút là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ

Thai phụ cũng không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, uống nước ngọt và các thức uống có ga khác quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng thừa phốt pho như đã nói ở phần nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Thức ăn phù hợp cho thai phụ là các loại thực phẩm tươi sống đã qua kiểm định, được chế biến kỹ. Nước uống bạn “nạp” vào người cũng chỉ nên là nước lọc hoặc các loại nước rau củ quả ép từ trái cây tự nhiên.

Và những tuyệt chiêu giúp làm dịu cơn đau!

Nếu đã ăn uống đủ canxi, tập luyện nhẹ nhàng mà thỉnh thoảng, những cơn chuột rút đau nhói vẫn tìm đến bạn, bạn hãy thử vài bí quyết để có thể “ứng phó” với tình huống này.

Bốn công thức cần nhớ của bạn là:

  • Hãy duỗi chân, buông lỏng toàn thân chứ đừng vì đau mà gồng cứng.
  • Nên có người hỗ trợ giúp bạn xoa bóp nhẹ nhàng các cơ bắp bị co rút.
  • Nếu có điều kiện, hãy dùng một chai nước nóng hay túi chườm nóng để chườm lập tức lên vùng bị chuột rút.
  • Sau khi cơn đau đã có vẻ dịu hơn một tí, nên cử động nhẹ nhàng, đi lại vài bước để giúp chứng vọp bẻ qua nhanh hơn.

Bạn cũng nên lưu ý khi nằm lên giường hãy đặt chân lên gối, co duỗi nhẹ nhàng vài lần để ngăn ngừa “chuột” ghé thăm giữa đêm. Ban ngày, nên tránh đứng lâu, ngồi lâu. Khi phải ngồi lâu, hãy thường xuyên tập thể dục bằng cách xoay mắt cá chân, gập duỗi các ngón chân.

Bạn có biết » Chuột rút là tình trạng co cứng các bắp cơ cấp tính, liên tục và ngoài ý muốn chủ quan, gây nên các cơn đau dữ dội, mất khả năng cử động, do vậy có thể gây nên cảm giác khó chịu, đau đớn cho thai phụ, thậm chí đe dọa đến tính mạng trong một số trường hợp nhất định (như khi đang bơi lội, điều khiển xe…).
» Thời gian bị co cứng cơ thường chỉ thoáng qua vài giây nhưng có khi kéo dài đến nửa tiếng, thậm chí một tiếng. Vị trí co cơ thường gặp nhất và bắp chân, tuy nhiên cũng có thể gặp ở những vị trí khác trên cơ thể.
Tags:

Bài viết liên quan