Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa, khởi phát ở trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi và có diễn biến kéo dài. Bố mẹ cần sớm phát hiện các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ để kịp thời can thiệp trước khi quá muộn.
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?
Tự kỷ là một dạng bệnh lý được cho là có liên quan đến tình trạng rối loạn phát triển thần kinh, có bất thường về sinh hóa thần kinh liên quan đến Dopamine, Catecholamine và Serotonin.
Người bệnh tự kỷ sẽ có sự khiếm khuyết ở giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội. Theo đó, sở thích của họ cũng bị thu hẹp và rập khuôn. Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng này là do mối quan hệ bất thường giữa tiểu não, não giữa và vỏ não khiến người mắc bệnh tự kỷ trở nên quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm hơn so với người bình thường.
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường thấy chính là trẻ có thể rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm giác,…
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
Một thống kê cho thấy, có khoảng 10% trẻ mắc bệnh tự kỷ có liên quan đến hội chứng bệnh lý khác hoặc một số bệnh thực thể khác. Trong đó, tỷ lệ trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ và tăng hoạt động lên đến 70% và có nguy cơ động kinh ở trẻ là 25%. Trẻ còn có thể bị kích động, trầm cảm, lo âu.
Càng sớm tìm ra dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ càng giúp bố mẹ, người lớn sớm can thiệp và hỗ trợ trẻ, tránh những biến chứng, hệ lụy nghiêm trọng về sau. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ?
Một đứa trẻ nếu chẳng may bị tự kỷ sẽ có những dấu hiệu nhận biết như:
- Thiếu kỹ năng tương tác xã hội: Trẻ sẽ ít phản ứng hoặc phản ứng chậm khi được gọi tên, ít giao tiếp bằng mắt với người khác, không có những cử chỉ – phản xạ giao tiếp như gật lắc đầu, chìa tay xin, chỉ tay,…
- Trẻ kém chú ý liên kết: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ chính là trẻ kém chú ý, không tương tác với những bạn cùng tuổi, không nhìn theo hướng tay chỉ, không làm theo hướng dẫn, không để ý đến thái độ hay cảm xúc của người khác,…
- Trẻ chậm nói: Có nhiều nguyên nhân trẻ chậm nói. Tuy nhiên, chậm nói, nói ít, phát âm những từ vô nghĩa, giọng khác thường (cao giọng, không rõ ràng, nói dính từ,…), gặp khó khăn trong việc đọc chữ cái hay đếm số, không thể nhớ và lặp lại lời bài hát có thể là một biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ. Lúc này, bạn sẽ thấy trẻ chỉ nói khi có những nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như đòi ăn.
- Thụ động: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ chính là sự thụ động ở trẻ. Trẻ chỉ biết trả lời chứ không hỏi, gặp khó khăn hay thậm chí không thể duy trì hội thoại, không biết làm sao để diễn đạt mong muốn của mình,…
- Có những biểu hiện bất thường về hành vi: Nếu quan sát, bạn sẽ thấy trẻ tự kỷ thường có những hành động “lạ” như lắc lư người, xoay tròn người, đi kiễng gót, ngắm nhìn tay chân của mình trong một thời gian dài,…
- Hành vi rập khuôn: Trẻ tự kỷ sẽ có những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại mà không có bất kỳ lý do nào.
- Sở thích bị thu hẹp: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ chính là trẻ sẽ có rất ít sở thích, thậm chí những sở thích của trẻ cũng vô cùng đơn giản và trong mắt người khác được xem là tẻ nhật, chẳng hạn như ngồi yên một chỗ nắm cây bút trong tay, thích tháo rời các món đồ vật, xếp các thứ thành hàng với nhau,…
- Tìm kiếm sự an toàn: Trẻ bị tự kỷ thường cảm thấy thiếu an toàn và có xu hướng quấn quanh 1 người/đồ vật/con vật nếu điều đó khiến trẻ cảm thấy được bảo vệ và an toàn. Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà bạn có thể dễ dàng biết được chính là trẻ sẽ muốn ở trong những môi trường ít biến đổi, có hành vi chống đối (ăn vạ, đập đầu, cắn hoặc đánh người, ném phá đồ đạc,…) để chống lại sự thay đổi.
- Tăng động: Ngược lại với dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường thấy là khép mình, ít giao tiếp, không lanh lợi hoạt bát thì một số trẻ lại có biểu hiện tăng động. Trẻ liên tục cử động tay chân, không thể ngồi yên, gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật do liên tục cử động và di chuyển,…
- Rối loạn cảm giác: Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ chính là trẻ có những cảm nhận đặc biệt hơn bình thường về thế giới xung quanh. Chẳng hạn như trẻ có trí nhớ về không gian đặc biệt tốt nhưng lại không thể nhớ được tên các con vật dù được hướng dẫn hằng ngày,…
Một số trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường nhưng đây chưa đủ để kết luận về dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ. Đó có thể chỉ là những triệu chứng cảnh báo trẻ có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn so với những trẻ khác:
- Chậm nói, không bập bẹ tập nói dù đã 12 tháng tuổi.
- Trẻ sơ sinh 1 tuổi nhưng vẫn ít hoạt động, không có các cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay,…
- Không nói được từ đơn khi trên 16 tháng tuổi.
- 24 tháng nhưng vẫn không tự nói được câu ngắn, 2-3 từ.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp (ở mọi lứa tuổi).
Tùy theo trẻ tự kỷ nặng hay nhẹ, loại tự kỷ gì mà sẽ có những cách điều trị, hỗ trợ phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là sớm biết vấn đề của trẻ để có thể cùng con khắc phục. Do vậy, đừng ngó lơ những biểu hiện bất thường của con bởi đó có thể là dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đấy nhé!