Mẹ&Con - Giấm là nguyên liệu không thể thiếu trong các món nộm, salad hay gỏi. Không chỉ vậy, vị chua của giấm còn giúp chén nước chấm thơm ngon hơn. Ngoài công dụng tăng hương vị cho món ăn, giấm còn có rất nhiều công dụng khác mà không phải ai cũng biết. Rửa mặt với giấm táo hàng ngày da sẽ sạch mụn, trắng hồng rạng rỡ Mẹo làm sạch nhà tắm từ A-Z với giấm và bột nở Cách làm giấm táo đơn giản cho mẹ bầu

1. Làm mềm thịt

thịt

Để giúp món thịt hầm mau nhừ thì trước khi hầm bạn nên ngâm thịt với giấm qua đêm. Giấm có tác dụng làm mềm thịt rất hiệu quả. Tương tự, nếu chẳng may bạn mua phải miếng thịt bò già, khi nấu không bị dai khi nấu bạn nên cho 1 muỗng cà phê giấm vào, cách này sẽ giúp thịt mềm trở lại và nhanh nhừ hơn.

2. Luộc trứng

Giống như  muối hoặc chanh, giấm cũng có thể giúp trứng không bị nứt trong khi luộc. Hòa tan 2 muỗng giấm vào nước trước khi luộc sẽ giúp trứng không bị nứt, còn nếu trứng đã có vết nứt thì cách này cũng ngăn lòng trắng trứng rỉ ra ngoài và trứng không bị tanh sau khi luộc. Ngoài ra, pha giấm vào nước luộc trứng thì sau khi luộc xong, trứng cũng dễ bóc vỏ hơn.

3. Khử mùi hành tỏi trên tay

Sau khi thái hành, bàn tay thường bị ám mùi hành khiến bạn khó chịu. Để loại bỏ mùi hành khó chịu sau mỗi lần nấu ăn, bạn chỉ cần pha giấm với một ít nước, rồi cho bàn tay vào ngâm trong khoảng 3 phút, tay bạn sẽ không còn mùi khó chịu nữa.

4. Khử nhanh mùi thức ăn

Sau khi nấu nướng, đặc biệt là khi chế biển các loại cá biển,  không chỉ xoang chảo mà ngay cả không gian bếp cũng bị ám mùi rất nặng. Để khử mùi thức ăn trong bếp bạn chỉ cần cho 1 giấm vào trong nước rồi đun sôi, khi nước sôi bạn mở nắp đồng thời vặn nhỏ lửa chỉ đun liu riu. Hơi nước tỏ ra từ hỗn hợp giấm sẽ lại bỏ nhanh mùi thức ăn khó chịu cho căn bếp của bạn.

5. Rửa nhựa trái cây khi gọt

 Khi gọt những loại trái cây như mít, hồng xiêm, chuối sẽ khiến tay dễ bị dính nhựa. Tuy không gây hại đến da những cảm giác rin rít sẽ có thể gây khó chịu cho bạn. Để loại bỏ những vết nhựa của những loại trái cây này bạn chỉ cần dùng giấm để rửa tay, khi rửa chà xát nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch lại bằng nước và dùng khăn sạch lau khô.

6. Làm tươi rau bị héo

Làm tươi rau bị héo

Hòa tan 1 muỗng canh giấm và 2 ly nước, khuấy đều rồi cho rau bị héo vào ngâm trong ít phút, rau sẽ tươi trở lại.

7. Vệ sinh thớt gỗ

Thớt gỗ là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của gia đình Việt và chúng rất dễ bị ẩm mốc và vi khuẩn mặc dù bên ngoài trông vẫn sạch sẽ mà không hề bám bẩn. Để vệ sinh thớt bạn chỉ cần dùng giấm nguyên chất. Rót một ít giấm lên trên bề mặt thớt, dùng miếng bọt biển cọ sạch vài lượt sau đó rửa sạch lại bằng nước. Giấm không chỉ khử sạch mùi thức ăn bám trên thớt mà còn ngăn không cho nấm mốc phát triển.

8. Tẩy dầu mỡ trên chén đĩa

Đối với những chén đĩa bẩn, nhiều dầu mỡ thì sau khi rửa mặc dù đã rửa kỹ nhưng vẫn để lại mùi. Để tránh tình trạng này, bạn chỉ cần hòa 1 muỗng canh giấm với nước rửa chén, thêm một ít nước ấm. Dùng dung dịch này để rửa chén bát, không chỉ giúp tẩy vết dầu mỡ dễ dàng mà còn khử mùi trên chén đĩa hiệu quả.

9. Giúp món canh sườn ngon và dinh dưỡng hơn

Khi nấu sườn, cho ít giấm vào sẽ có tác dụng làm cho các chất canxi, sắt trong sườn tiết ra hết giúp tận dụng hết chất dinh dưỡng cho sườn, giúp cho canh có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, giấm còn có tác dụng làm cho các vitamin trong thức ăn không bị mất đi trong quá trình đun nấu.

Tags:

Bài viết liên quan