Mẹ&Con - Không thể nghỉ làm ở nhà để… trông con, cũng không thể gửi con suốt ngày bên ông bà hay các lớp học ngoại khóa, thế nghĩa là có nguy cơ bạn sẽ phải để con “ở nhà một mình” (giống như tên một bộ phim nổi tiếng). Ái chà, gay go đây! Cần chuẩn bị gì cho con để bé có thể ở nhà an toàn mà không cần thuê người trông trẻ? 2 điều cha mẹ Nhật tuyệt đối tránh khi dạy con tự lập Những tuyệt chiêu giúp con tự dọn phòng Dạy con tự lập

Có một nguyên tắc đầu tiên, rõ ràng và quan trọng nhất: Tuyệt đối không để trẻ dưới 10 tuổi ở nhà một mình! Cho dù con bạn có thuộc dạng nhạy bén, linh hoạt thế nào thì 10 tuổi vẫn là cột mốc, dưới tuổi đó trẻ khó lòng có thể xoay xở được trong hoàn cảnh bất ngờ. Tất nhiên, nếu con được 15 tuổi thì yên tâm để “ở nhà một mình” rồi. Thế nhưng bài viết này không chỉ dành cho các bà mẹ có con từ 10-15 tuổi. Bạn nên đọc nó kể cả khi con bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn độ tuổi này, nhằm chuẩn bị tinh thần, rà soát lại một số kỹ năng sống cho con, hướng dẫn và “tập tành” cho con trong một số tình huống.

Muốn cho con ở nhà một mình, bạn cần trả lời được hết các câu hỏi này... 4

Có một nguyên tắc đầu tiên, rõ ràng và quan trọng nhất: Tuyệt đối không để trẻ dưới 10 tuổi ở nhà một mình!

Như đã nói, không phải lúc nào bạn cũng có thể “sát cánh” bên cạnh con được. Thời buổi ai cũng tất bật, bố mẹ phải đi làm, ông bà thì có thể ở xa (hoặc ở tỉnh thành khác). Bạn cũng chẳng dư giả gì để thuê người giúp việc ở nhà trông trẻ. Bạn phải ra ngoài chừng nửa tiếng, một tiếng, để đi chợ, để đi công việc riêng, hoặc đi làm cả buổi, cả ngày. Có thể để bé ở nhà một mình được không?

Ngoài vấn đề về tuổi tác đã nêu ngay ở đầu bài, thì chuyện quan trọng thứ hai là tâm lý bé có sẵn sàng chưa. Đừng quên, có những đứa trẻ 11-12 tuổi nhưng được bảo bọc quá mức sẽ ứng xử kém linh hoạt trước tình huống bất ngờ hơn cả một bé mới 9-10 tuổi. Một bé 13 tuổi có khi vẫn “chưa sẵn sàng”, trong khi một bé 11 tuổi đã có thể khiến bạn hoàn toàn yên tâm để con ở nhà rồi.

Để có thể nghĩ đến chuyện cho con ở nhà một mình, bạn cần trả lời được hết những câu hỏi mang tính định hướng sau:  

– Con bạn có tính tò mò hay hiếu động quá mức đến nỗi khiến bạn luôn phải để mắt trông chừng? (Cần câu trả lời là: Không).

– Bé có thể nhớ số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại của người thân và biết sử dụng điện thoại thành thạo? (Cần câu trả lời là: Có).

– Đã bao giờ con bạn rơi vào những tình huống bất ngờ, chẳng hạn bé đi lạc trong siêu thị, bé bị một tai nạn nhỏ… và bé tỏ ra rất “bản lĩnh”, xử trí tốt tình huống? (Cần câu trả lời là: Có).

– Con có hay khóc lóc và có tính hơi rụt rè, nhút nhát, ỷ lại vào người lớn? (Cần câu trả lời là: Không).

– Bé có được bạn tập cho làm một số việc cá nhân và việc nhà ngay từ nhỏ, ví dụ như tự tắm rửa, tự gấp chăn màn, tự dọn dẹp đồ chơi, biết phụ giúp các việc nhà vừa sức? (Cần câu trả lời là: Có).

– Con có khả năng tự biết cách sơ cứu cho bản thân nếu như gặp các tình huống đơn giản như trầy xước da chảy máu (ở mức độ nhẹ), bị bỏng nhẹ? (Cần câu trả lời là: Có).

– Bé có tính thích gì làm nấy, ít nghe lời người lớn dặn dò? (Cần câu trả lời là: Không).

– Con có biết lối thoát hiểm trong nhà khi có hỏa hoạn? (Cần câu trả lời là: Có).

– Trẻ có biết cách nhận diện người lạ mặt ở ngoài cửa? (Cần câu trả lời là: Có).

– Con có khả năng tự học, tự chơi, tự sử dụng một số thiết bị như tivi, quạt, máy lạnh, tủ lạnh… trong nhà? (Cần câu trả lời là: Có).

– Nếu bạn yêu cầu: “Con ở nhà chừng 1 tiếng mẹ về nhé!”, bé có phản ứng bằng cách khóc lóc, vùng vằng? (Cần câu trả lời là: Không).

Tất nhiên, đây chưa phải là tất cả. Nhưng nếu bạn có thể trả lời theo đúng đáp án những câu hỏi mang tính định hướng nói trên thì có thể bắt đầu công cuộc “thử nghiệm” với con rồi đấy. Nếu một số câu bạn vẫn không có được câu trả lời trùng đáp án, bạn đừng thất vọng nghĩ thầm: “Con còn quá nhỏ!” mà nên tập luyện thêm cho con. Bé sẽ sẵn sàng khi đã được trang bị kỹ năng đầy đủ.

Muốn cho con ở nhà một mình, bạn cần trả lời được hết các câu hỏi này... 5

Mẹ lưu ý!

Trước khi cho bé ở nhà một mình, bạn có thể thử nghiệm cho con ở bên nhà ông bà, người thân (tức vẫn có người lớn trông nom, chỉ không có bố mẹ cạnh bên) khoảng một vài ngày đến một vài tuần. Nếu bé thích ứng tốt, có thể thay đổi bằng mức độ cao hơn: Cho bé tham gia một trại hè khoảng vài ngày đến một tuần “xa mẹ”. Những kỹ năng sống bé được rèn luyện trong khoảng thời gian này sẽ giúp ích rất nhiều cho bé để thích ứng với việc ở nhà một mình. Không nên vội vã cho bé ở nhà một mình trong điều kiện không an toàn hoặc bé chưa được “thử sức” qua từng giai đoạn như thế.

 

Tags:

Bài viết liên quan