Mẹ&Con – Thực phẩm khô có giá trị dinh dưỡng không thua gì thực phẩm tươi, nhưng lại tiện khi lưu trữ hơn. Chỉ cần bạn nhớ những mẹo hay sau đây, chắc chắn sẽ luôn có được những bữa ăn ngon lành, đầy đủ dưỡng chất... Mẹo vặt bảo quản gia vị cực lâu 12 mẹo bảo quản thực phẩm đơn giản mà hữu ích Những loại thực phẩm không nên bảo quản bằng màng bọc

Tích trữ thực phẩm khô là thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để tránh tình trạng nấm mốc và đảm bảo tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia đình, bạn nên biết những nguyên tắc bảo quản thực phẩm khô, đặc biệt trong những ngày mưa nhiệt độ ẩm thấp mấy ngày nay.

Đối với bất kì loại thực phẩm khô nào, nguyên tắc hàng đầu để có thể bảo quản được lâu và không bị nấm mốc đó chính là để ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và không có ánh nắng mặt trời.

1. Hải sản khô

Để bảo quản thực phẩm khô như cá, tôm, mực…sau khi mua về, hãy phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời từ 2 – 3 tiếng cho thật khô. Sau đó gói kín trong giấy báo rồi cho vào túi nilon buộc chặt. Bảo quản trong ngăn đá, nhiệt độ thích hợp là – 18 độ C. Ngăn đá tủ lạnh không những giúp bảo quản các loại hải sản khô mà còn làm chúng trở nên dẻo và ngon hơn.

Mẹo hay bảo quản thực phẩm khô trong mùa mưa bão 5

Các loại hải sản khô nên được bảo quản bằng cách phơi nắng trước khi cho vào ngăn đá tủ lạnh (Ảnh minh họa).

Nếu không sử dụng hết trong tháng, sau khoảng 3 – 4 tuần lại mang chúng ra phơi lại và bảo quản tương tự như trên.

2. Các loại nấm

Để bảo quản các loại nấm khô, nếu có lọ thủy tinh thì cho nấm vào lọ rồi đậy kín. Nếu không có lọ thủy tinh, bạn có thể cho nấm vào túi nilon, buộc chặt, để nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng, lấy nấm ra ngâm trong nước ấm 10 phút và bắt đầu chế biến bình thường.

Mách bạn:

Để mua được nấm hương ngon, hãy chọn những cây nấm không quá to, mình dày, chân nhỏ, màu nâu đều, sờ vào không có cảm giác ướt tay và có mùi thơm đặc trưng.

Để mua được nấm mèo (mộc nhĩ) ngon thì bạn cần chọn những cây có tai to, cánh rộng, mặt trên đen và bóng, mặt dưới màu café sữa, không bị mốc.

3. Bánh mì

Bánh mì là loại thực phẩm đuợc chế biến từ tinh bột, nếu để trong tủ lạnh thì bánh mì sẽ bị “sống”, khô cứng và ăn không còn ngon miệng. Vì vậy, nếu bánh mì còn dư sau khi sử dụng có thể bảo quản bằng cách bỏ bánh mì vào túi nilon và buộc chặt lại. Khi cần thì lấy ra sử dụng.

Bánh mì sau khi để từ 3 – 5 ngày thì nên vứt vì sau khoảng thời gian đó bánh mì có thể tự lên men hoặc bị mốc, cho dù không có một chút không khí nào.

4. Phô mai

Phô mai cần được bọc trong giấy nến và liên tục để trong ngăn mát tủ lạnh. Phô mai nên được bọc trong giấy nến thay vì màng bọc thức ăn thông thường vì màng bọc thực phẩm sẽ làm phô mai bị bí hơi, mùi vị sử dụng không còn được thơm ngon như lúc mới mua về. Nếu không bảo quản phô mai trong ngăn mát tủ lạnh thì chúng sẽ tan chảy nhanh hơn bạn tưởng đấy.

Mẹo hay bảo quản thực phẩm khô trong mùa mưa bão 6

Phô mai phải luôn được bảo quản rong ngăn mát tủ lạnh nếu chưa sử dụng (Ảnh minh họa).

5. Ngũ cốc

Các loại hạt, ngũ cốc có thể bảo quản đến vài tháng. Để sử dụng được lâu mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên đựng chúng trong những lọ thủy tinh, đậy nắp kín hoặc cho vào các túi nilon buộc chặt lại. Sau đó để vào những nơi khô ráo, thoáng mát hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh.

6. Lạp xưởng

Không nên bảo quản lạp xưởng trong tủ lạnh. Thay vào đó, chỉ cần bỏ vào trong một hộp khô ráo, sạch sẽ, sau đó đặt một ly rượu trắng ở giữa. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ngừa được ruồi muỗi, sâu bọ. Còn hơi nước từ rượu sẽ giúp lạp xưởng luôn giữ được độ ẩm và không hề khô cứng lớp vỏ ngoài.

Mách bạn

Để chọn loại lạp xưởng chất lượng, thơm ngon nên chọn loại có vỏ ngoài khô ráo, thịt mịn, không bị mốc, sờ vào không dính tay. Dùng tay ấn nhẹ vào thân lạp xưởng có cảm giác chắc chắn, đàn hồi, nhân và lớp vỏ ngoài ấn chặt vào nhau.

7. Măng khô

Măng khô nên được bảo quản bằng cách buộc kín trong túi nilon dày rồi để nơi khô thoáng hoặc ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu mà vẫn giữ nguyên mùi vị.

Với những cây măng vừa luộc xong thì bạn cần sử dụng liền, có thể để trong ngăn mát từ 2 – 3 ngày.

Mách bạn:                                                                       

Để chọn loại măng khô ngon, cần chú ý vào màu sắc. Nên chọn loại có màu vàng đất nhạt, mùi thơm đặc trưng. Thịt măng dày, khi sờ vào thì không có cảm giác ẩm tay. Màu măng đều màu nhau, đốt măng ngắn vừa, có phần ngọn dài hơn phần gốc. Nếu là măng mua ở siêu thị thì cần chú ý đến nhãn mác và hạn sử dụng.

8. Hạt tiêu

Để hạt tiêu có hương vị thơm ngon, hạn chế việc xay trước hạt tiêu để sẵn mà ăn tói đâu hay xay tới đó. Trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để lưu giữ hương thơm. Hạt tiêu xay sẵn để lâu ngày sẽ mất mùi. Hạt tiêu nếu để trong túi nilon cần buộc kín, hoặc hộp nhựa, lọ thủy tinh có nắp để hạn chế bay mùi.

Mẹo hay bảo quản thực phẩm khô trong mùa mưa bão 7

Hạn chế xay hạt tiểu trước để trữ sẵn (Ảnh minh họa).

9. Hành, tỏi

Hành tỏi tươi nên để ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt để hành, tỏi không mọc mầm như túi lưới, túi giấy hoặc rổ để có sự thông hơi nhất định hoặc bọc tỏi vào lá cải, sau đó để chỗ râm mát, tỏi sẽ giữ tươi được vài ngày. Không nên bảo quản tỏi trong túi nhựa, túi kín hoặc hộp nhựa thì hành, tỏi dễ bị thối mốc.

Không để hành, tỏi ở những nơi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nhiệt độ ở mức trung bình là tốt nhất.

Kiểm tra túi, rổ đựng hành, tỏi thường xuyên để loại bỏ những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang những củ khác.

10. Hành tây

Hành tây cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp. Những nơi ẩm dễ làm cho hành bị mốc nhanh chóng. Nếu muốn bảo quản trong thời gian dài, hãy cho hành tây vào ngăn mát tủ lạnh, bọc từng củ lại với giấy bạc. Giấy này sẽ giúp hành được khô ráo và tránh ánh sáng.

Lưu ý: Không cất hành tây chung với khoai tây, kể cả trong tủ lạnh vì hơi ẩm thoát ra từ khoai tây sẽ khiến hành tây bị hỏng, mốc rất nhanh.

11. Gừng

Gừng hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, nhất là mùa đông, gừng giữ tươi được khá lâu. Ngoài ra, cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát để bảo quản lâu hơn.

Nếu bảo quản gừng trong tủ lạnh phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.

Bên cạnh đó vùi gừng xuống lớp cát ẩm vừa giữ được gừng lâu vừa tránh gừng bị khô.

Tags:

Bài viết liên quan