Mẹ và Con - Mẹ chồng cổ hủ, thích những nét truyền thống và các quan điểm sống từ lâu đời đến mức em cảm thấy bức bối nhưng em chẳng biết phải làm sao....

Chuyện mẹ chồng nàng dâu là đề tài muôn thưở và mỗi gia đình sẽ có những vấn đề khác nhau. Trong đó, sự khác nhau về tư tưởng giữa hai thế hệ là chuyện thường gặp nhất. Khi nàng dâu hiện đại “đụng độ” mẹ chồng cổ hủ thì sẽ như thế nào?

“Em đã bỏ chồng lại quê, giữa đám giỗ của ông bà nội của chồng… Chuyện chỉ vì mẹ chồng cổ hủ đến mức quá đáng…

Em ở miền Nam, nhưng chồng em lại là người miền Trung. Anh sinh ra và lớn lên ở một vùng quê hẻo lánh còn em lại là con gái sống ở thành phố nhộn nhịp. Em nói ra không phải kỳ thị vùng miền nhưng để thấy, em và chồng có nhiều sự khác nhau trong tư tưởng và lối sống, dẫn đến câu chuyện em phải bỏ đi vì mẹ chồng cổ hủ.

Chồng em tuy cũng cổ hủ và gia trưởng nhưng do anh ấy đi làm ở thành phố cộng thêm việc yêu chiều em nên cố gắng vì em mà thay đổi các thói quen sống của mình.

Nhưng mà chồng là khác, gia đình chồng là khác, đặc biệt mẹ chồng lại càng khác. Mẹ chồng cổ hủ, thích những nét truyền thống và các quan điểm sống từ lâu đời đến mức em cảm thấy bức bối. Đêm tân hôn, mẹ chồng lót vải trắng để kiểm tra xem con dâu có còn trong trắng hay không. Cũng may là em giữ cho đến tận ngày cưới nên mới vượt qua “cửa ải” đầu tiên của mẹ chồng.

Sau cưới, em và chồng xin phép bố mẹ cho tiếp tục sống tại thành phố để thuận tiện cho công việc làm ăn của hai vợ chồng còn bố mẹ chồng thì ở quê, mỗi tháng chúng em sẽ gửi tiền về để phụng dưỡng ông bà. Do ở xa nên những năm đầu, cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng tương đối suôn sẻ. Trừ những lúc giỗ chạp phải về quê và đụng mặt mẹ chồng ra thì em cũng thoải mái với với cuộc sống mới sau khi kết hôn.

Xem thêm: Đừng trở thành người mẹ bận rộn sau khi kết hôn

Tuy nhiên, từ lúc biết tin em mang thai thì lại khác. Ngay từ những ngày đầu được báo tin, người mẹ chồng cổ hủ của em đã liên tục gọi điện thoại lên để hỏi xem em mang thai con trai hay con gái. Khi em bảo chỉ mới dùng que thử thai, mẹ chồng liền giục đến bệnh viện siêu âm. Mẹ gọi liên tục, kể cả lúc em đang đi làm khiến em cảm thấy phiền đến mức tắt điện thoại.

Gọi con dâu không được, mẹ chồng liền gọi tới con trai, yêu cầu chồng em phải bắt em đi siêu âm xem đứa con trong bụng có phải con trai để làm cháu đích tôn nối dõi như bà mong muốn hay không. Khi chồng em giải thích về việc hiện tại bác sĩ không cho biết giới tính thai nhi thì bà mới bắt đầu nguôi ngoai.

Tuy nhiên, khát khao có cháu trai đầu lòng của người mẹ chồng cổ hủ này vô cùng mãnh liệt. Bà lặn lội từ quê lên thành phố để bắt con dâu đi chùa cúng kiến, đi thăm từ thầy bói này đến thầy cúng kia với mong mỏi thần linh phù hộ, tổ tiên giúp đỡ cho con dâu có thể sinh được con trai.

chuyện mẹ chồng cổ hủ

Không chỉ vậy, bà nghe hết mọi lời chỉ bảo của mọi người rằng ăn món này đẻ con trai, ăn món kia đẻ con gái rồi ở lại hẳn trong nhà của bọn em, nấu ăn hằng ngày, bắt em ăn theo thực đơn của bà đưa ra. Rồi bà yêu cầu em không được làm cái này, cái kia khiến em cảm thấy ngột ngạt khi sống trong chính ngôi nhà của mình.

Em thì theo tư tưởng hiện đại, còn mẹ chồng cổ hủ. Với em, con trai hay con gái gì cũng được nhưng với mẹ chồng thì con đầu lòng nhất định phải là con trai mới được. Điều này khiến giai đoạn mang thai của em vô cùng mệt mỏi. Và chuyện gì đến cũng đến, đứa cháu mà mẹ chồng em mong đợi là con gái.

Sau khi thấy cháu, mẹ chồng em tỏ thái độ chán ghét ra mặt, bảo nhà vô phúc mới cưới phải con dâu không biết đẻ con trai. Đã vậy mẹ chồng còn giục em đẻ đứa nữa nhanh chóng để có cháu trai. Ngày ngày sống trong sự chì chiết của mẹ chồng khiến em bị trầm cảm sau sinh, đã có lúc nghĩ quẩn.

sống chung với mẹ chồng cổ hủ

Nhưng mà chuyện mẹ chồng cổ hủ của em thì cứ mãi tiếp diễn. Em vừa sinh xong, mẹ chồng liền bắt em phải dùng nước lạnh giặt quần áo, không để cho chồng giặt vì bảo rằng có vợ rồi thì để vợ hầu hạ chồng. Và trong mắt mẹ chồng, “thuyền theo lái gái theo chồng” nên giai đoạn em sinh xong, dù có buồn đến trầm cảm thì cũng không được về nhà bố mẹ đẻ chơi (nhà bố mẹ đẻ chỉ cách nhà em 3km thôi).

Thương chồng, em cũng ráng nhẫn nhịn tình trạng mẹ chồng cổ hủ cho qua chuyện dù trong lòng rất bực bội. Rồi mẹ chồng cũng về quê, em cũng được tự do hơn. Cứ tưởng đã chấm dứt cơn ác mộng mang tên mẹ chồng cổ hủ nhưng khi con được 6 tháng, vợ chồng em về quê do hôm đó là giỗ của ông bà nội chồng (ông bà mất cách nhau 3 ngày nên nhà em làm giỗ chung).

Hôm đó, con em đói bụng nên khóc. Mẹ chồng vẫn nhất quyết không để em vào phòng cho con bú mà bảo em dọn thức ăn lên cho bố chồng, chồng và những người lớn trong nhà. Khi nào người lớn ăn xong, em mang bát đĩa xuống dọn dẹp rồi muốn vào phòng làm gì thì làm. Trình bày với mẹ chồng rằng trong phòng cháu của bà đang đói bụng, khóc um cả lên nhưng bà lại bảo cháu gái không quan trọng.

Em lên nói nhỏ với chồng thì chồng mặc kệ, kêu đừng làm phiền lúc em ăn uống. Quá bức xúc vì mẹ chồng cổ hủ lại thêm chồng vô tâm, em bỏ vào phòng cho con bú thì mẹ chồng vào la một trận. Chồng em cũng hùa theo mẹ chồng kêu em nghiêm trọng hóa vấn đề.

Tức giận, uất ức và thương con, cũng thương cho chính mình, em liền gom hết đồ đạc rồi đón xe từ quê chồng về nhà bố mẹ đẻ. Từ hôm đó đến nay cũng đã hơn 1 tuần rồi, ngày nào chồng em cũng gọi điện thoại xin lỗi nhưng em không nghe máy. Dù em cũng mềm lòng, muốn cho con có gia đình trọn vẹn nhưng nghĩ tới cảnh chịu đựng mẹ chồng cổ hủ, con mình lớn lên chịu đựng gia đình nhà nội không yêu thương như vậy, em cũng chẳng thiết tha gì… Có thể cho em xin lời khuyên không ạ?”

có mẹ chồng cổ hủ phải làm sao

Những tâm sự về mẹ chồng cổ hủ của bạn đọc gửi về Mẹ và Con thật khiến nhiều người cảm thấy đau lòng. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?

Bài viết liên quan