Mẹ&Con - Có nhiều mẹ chưa kịp vui mừng vì có nguồn sữa dồi dào cho con thì lại rơi vào tình trạng căng tức, khó chịu thậm chí là sốt cao vì cương sữa. Vậy mẹ bị cương sữa phải làm sao? Làm gì khi bé bị dị ứng sữa mẹ? Mỹ nhân Việt bận rộn vẫn quyết nuôi con bằng sữa mẹ Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Khi bị cương sữa, có mẹ cứ mặc cho ngực căng tức mà không động chạm gì. Có mẹ lại vắt bỏ sữa để giảm căng tức. Vậy cách làm nào đúng? Mẹ bị cương sữa phải làm sao?

Mẹ bị cương sữa có nguy hiểm hay không?

Khoảng 1 tuần sau sinh, hầu hết mọi bà mẹ đều có cảm giác căng tức ngực. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình tạo sữa cho con. Đau tức ngực xuất phát từ tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra. Căng tức ngực bình thường thường có các biểu hiện sau: nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với căng ngực, tuy nhiên bầu sữa vẫn mềm mại.

Mẹ bị cương sữa phải làm sao để không nguy hiểm? 5

Cảm giác căng tức ngực sau sinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường (Ảnh minh họa).

Căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng cương sữa nếu mẹ không biết cách làm giảm lượng sữa trong bầu sữa một cách hiệu quả. Khi ngực bị cương lên, dịch xung quanh tuyến sữa sẽ tụ lại, tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú sẽ ngày càng cứng, bầu da xung quanh căng bóng gây tình trạng đau, nhức thậm chí có thể là sốt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất sữa hoàn toàn do các mô tạo sữa không hoạt động hoặc nặng hơn có thể bị tắc ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú.

Mẹ bị cương sữa phải làm sao?

Cho con bú đủ và bú đúng cách: Tần suất cho bú thích hợp là từ 10 – 12 lần/ngày. Thời gian cách nhau giữa 2 lần bú không nên quá 3 giờ. Cho trẻ bú ít nhất 15 phút/lần ở một bên vú trước khi chuyển sang bên kia. Cho trẻ bú đúng cách và thường xuyên thay đổi tư thế lúc cho trẻ bú để làm tăng tuyến sữa. Mẹ nên nằm ngửa sau mỗi lần cho bú.

Vắt sữa hoặc hút sữa nếu trẻ không bú hết: Rất nhiều mẹ có nguồn sữa vô cùng dồi dào, dù đã cho trẻ bú đủ, bú đúng thời gian quy định nhưng lượng sữa còn lại vẫn rất nhiều. Lúc này, mẹ có thể dùng tay để vắt sữa hoặc dùng máy hút để hút sữa trữ sữa mẹ trong tủ lạnh cho trẻ dùng khi cần thiết. Khi vắt sữa bằng tay, mẹ nên thao tác nhẹ nhàng, đúng cách để không làm tổn thương bầu ngực. Nếu dùng máy hút sữa nên chú ý vấn đề về chất liệu và vệ sinh sạch sẽ trước và sau mỗi lần hút để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ. Mỗi lần hút sữa, nên bắt đầu sử dụng từ áp lực thấp nhất và tăng dần cho đến khi bắt đầu thấy sữa chảy ra, tiếp tục tăng đến khi mẹ cảm thấy thoải mái và còn chịu đựng được, không cần tăng đến áp lực tối đa. Nếu bầu vú và đầu núm vú quá đau, mẹ nên xoa ít dầu lên núm vú trước khi hút.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Đây là một giải pháp vô cùng đơn giản, dễ thực hiện. Đắp lạnh bầu vú và vùng dưới cánh tay sau mỗi lần cho bú để làm giảm sưng tuyến sữa. Đắp ấm bầu vú trước khi cho bú làm tăng tiết sữa, làm mềm bầu vú.

Xoa bóp/ massage nhẹ nhàng bầu ngực: Cách này giúp kích thích tuyến sữa, giảm cảm giác đua nhức cũng như tránh tình trạng tắc tia sữa, áp-xe vú do cương sữa.

Mẹ bị cương sữa phải làm sao để không nguy hiểm? 6

Các bước massage ngực đúng cách cho mẹ tham khảo (Ảnh minh họa).

Lưu ý: Nếu mẹ bị cương tức kéo dài cũng không nên dùng thuốc làm ngưng tiết sữa. Vì các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nặng nề và làm căng sữa tái phát khi ngưng thuốc. Thay vào đó, mẹ nên tìm gặp bác sĩ để có sự chỉ dẫn và lời khuyên thích hợp.

Đối với những mẹ sau sinh mổ, cương sữa phải làm sao?

Đối với các trường hợp sinh mổ, từ ngày thứ 3 – 4 trở đi, hai vú của mẹ thường căng tức, ấn thấy đau, có sốt cao và kèm theo nổi hạch hai bên nách. Khi đó, mẹ có thể áp dụng những cách sau: dùng tay masage vú, cố gắng và kiên nhẫn massage mạnh hai bên vú để cho sữa chảy ra nhiều, dễ dàng, tránh cương tắc ở các tuyến sữa. Không nên nằm bất động một chỗ trên giường, cần xoay trở thường xuyên trong ngày đầu tiên sau khi mổ. Sang đến ngày thứ 2 trở đi, nên ngồi dậy và đi lại. Mẹ nên cho bé bú sớm trong 3 ngày đầu sau sinh, động tác cho bú cũng làm tăng sự co hồi tử cung, tránh chảy máu sau sinh mổ cũng như ngăn ngừa, hạn chế tình trạng cương tức sữa.

Tags:

Bài viết liên quan