Mẹ và Con - Nếu trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ (hoặc bổ sung thêm sữa công thức) thì bé từ 6 tháng trở lên đã bắt đầu có thể tập ăn dặm. Đây cũng là lúc mẹ bối rối vì có quá nhiều công thức ăn dặm, quá nhiều lưu ý khiến mẹ không biết nên áp dụng như thế nào để tốt nhất cho con.

Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ cần lưu ý các vấn đề sau đây để đảm bảo bé có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Dưới đây là những lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cũng như một số món ăn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Cùng xem ngay bạn nhé!

Khi nào nên tập cho bé ăn dặm?

Có phải khi bé vừa đúng 6 tháng là đã có thể cho bé ăn dặm? Nếu ăn dặm sớm hơn hoặc muộn hơn 6 tháng thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con hay không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ nhi khoa, 6 tháng là cột mốc hợp lý để mẹ bắt đầu bổ sung các dưỡng chất cần thiết khác cho bé, chẳng hạn như sắt, canxi, vitamin C, vitamin D, vitamin D, axit béo omega-3,… Trước 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chỉ cần sữa mẹ là đã có đầy đủ chất dinh dưỡng. Hơn nữa, lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện nên việc cho bé ăn dặm sẽ không tốt đối với sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, một số trẻ thường sẽ sẵn sàng ăn dặm từ khoảng hơn 4 tháng hoặc muộn hơn 6 tháng một chút. Mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu của bé để biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa:

  • Bé có thể ngồi và giữ đầu ở tư thế thẳng. Khi bé có thể ngồi thẳng để nhai và nuốt đúng cách có nghĩa là bé đã sẵn sàng để tập thói quen ngồi ăn mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Đây chính là dấu hiệu để bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm.
  • Bé hợp tác ăn, không đẩy thức ăn ra khỏi miệng, không từ chối thức ăn khi được đút
  • Bé có nhu cầu ăn nhiều hơn dù đã được cho bú 8-10 lần/ngày
  • Bé có những biểu hiện thích thú, tò mò về món ăn, chẳng hạn như nhìn vào những món người lớn ăn hoặc đòi lấy thức ăn

thực đơn ăn dặm

Cần lưu ý gì khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng?

Nếu bé đã 6 tháng tuổi và có những biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng để tập ăn dặm, bạn đã có thể bắt đầu chế biến những món ăn dặm đơn giản cho bé làm quen dần. Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cũng như tập cho bé ăn dặm, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Bạn vẫn nên cho bé uống sữa mẹ/sữa bột

Giai đoạn đầu tiên khi bé vừa tập ăn dặm, bạn vẫn nên cho bé uống thêm sữa mẹ hoặc sữa bột bởi lúc này bé chưa thể ăn quá nhiều thức ăn rắn cùng một lúc. Do đó, chỉ nên xem ăn dặm như một bữa ăn phụ xen vào chứ chưa thể thay thế hoàn toàn các bữa ăn trong ngày của bé.

Món ăn nên được thay đổi từ loãng đến đặc

Một nguyên tắc đặc biệt quan trọng bạn nên nhớ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chính là hãy bắt đầu từ những món ăn loãng nhất, gần giống với sữa nhất. Khi bé đã có thể làm quen với việc ăn dặm, bạn có thể dần thay đổi thành các món ăn đặc hơn.

Ăn từ vị ngọt đến vị mặn

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng có thể dùng tất cả mọi nguyên liệu miễn là đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho con? Câu trả lời chính là “Không”.

Tốt nhất, bạn nên bắt đầu bằng việc cho bé ăn các món ăn có vị ngọt hoặc không vị như ngũ cốc, rau củ quả, trái cây. Sau ít nhất 2-4 tuần, khi bé đã trở nên quen thuộc hơn với việc ăn dặm và có thể ăn nhiều hơn, bạn có thể cân nhắc thay đổi thực đơn của mình với các món mặn, nhiều dinh dưỡng hơn như các món ăn bột chế biến từ thịt, cá….

Nguyên tắc “tô màu chén bột”

Như thế nào là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng? Theo các chuyên gia, bạn cần đảm bảo nguyên tắc “tô màu chén bột”, tức đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất quan trọng:

  • Nhóm bột đường: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…
  • Nhóm đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm , đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, đỗ khác…
  • Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, phô mai và các loại hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: rau củ và các loại trái cây tươi.

thực đơn ăn dặm 4

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Dưới đây là một số món ăn bạn có thể chế biến cho bé khi con bắt đầu tập ăn dặm. Đây hầu hết là các món ngọt, dễ ăn để con thích nghi với việc ăn dặm dễ dàng hơn.

Súp sữa bí đỏ

Nếu chưa biết nên lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với những món nào, hãy thử ngay món súp sữa bí đỏ thơm ngon, lạ miệng để kích thích vị giác của bé.

Bí đỏ rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A. Bên trong bí đỏ có chứa chất xơ, nhóm vitamin (C, B2, E,…), protein, chất béo, sắt, đồng, mangan,… Sự kết hợp giữa bí đỏ và sữa mẹ/sữa công thức trong món súp sữa bí đỏ cho bé ăn có thể giúp cung cấp cho bé hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, món ăn này cũng rất tốt cho hệ miễn dịch cũng như thị lực của bé.

Món súp sữa bí đỏ vô cùng dễ nấu. Đừng bỏ qua món ăn này khi lên thực đơn ăn dặm cho bé bạn nhé.

Cháo cà rốt nghiền

Cà rốt là một loại củ vô cùng tốt cho sức khỏe. Bên trong cà rốt có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin K, kẽm, protein, canxi, sắt, magie,… Thường xuyên ăn cà rốt có thể giúp mắt sáng khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, giúp xương chắc khỏe để bé thêm cứng cáp,…

Do đó, cháo cà rốt nghiền được xem là một món ăn dặm rất phù hợp cho những bé 6 tháng tuổi, đang trong quá trình làm quen với các món ăn. Khi con chưa quen, mẹ có thể nấu cháo thật loãng và dần dần điều chỉnh độ đặc của cháo nhé.

thực đơn ăn dặm 3

Bơ trộn sữa mẹ

Nếu bé đã quen với việc ăn dặm và có thể ăn đặc hơn một chút, món bơ trộn sữa mẹ sẽ là thực đơn ăn dặm hoàn hảo cho bé. Bơ rất bổ dưỡng, chứa nhiều kali hơn chuối, lại có các axit béo không bão hòa đơn lành mạnh cho tim. Hơn nữa, bên trong bơ còn chứa lượng chất xơ cao, giúp hạn chế tình trạng bé bị táo bón.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, việc kết hợp giữa bơ dầm nhuyễn và sữa mẹ sẽ trở thành món ăn dặm đầy đủ dưỡng chất cho bé khi con lên 6 tháng tuổi.

Khoai lang nghiền

Một món ăn khác cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé chính là khoai lang nghiền. Khoai lang không chỉ chứa chất xơ, canxi mà còn có hàm lượng vitamin A, B2, B16, C, E vô cùng dồi dào, tốt cho sức khỏe của bé.

Thường xuyên cho bé ăn dặm với khoai lang nghiền có thể giúp bé hấp thu được nhiều vitamin A hơn, hỗ trợ thị lực, giữ cho mắt luôn sáng khỏe. Hơn nữa, khoai lang còn hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy sức khỏe đường ruột lại có khả năng kháng khuẩn chống viêm cực tốt. Vì thế, món ăn khoai lang nghiền chắc chắn sẽ trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng phải không nào?

thực đơn ăn dặm 2

Để bé làm quen với việc ăn dặm, mẹ cần phải thật kiên nhẫn bởi không phải bé nào cũng chịu hợp tác với mẹ ngay từ những lần ăn đầu tiên. Vì thế, hãy bắt đầu bằng việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng bằng những món ăn ngon, dễ ăn để bé có thể nhanh chóng thích nghi với việc ăn dặm thay vì chỉ bú sữa, bạn nhé!

Bài viết liên quan