Mẹ&Con - Mẹ lo lắng khi con cứ nằm ỳ một chỗ coi tivi trong khi cả nhóm bạn cùng nhau chơi thể thao. Mẹ hoang mang khi nghe cô giáo kể lại trong lớp thay vì tích cực phát biểu thì bé cũng nhất định ngồi im dù biết câu trả lời… Với tính cách thụ động như vậy, mẹ thật sự rất lo lắng cho bé, sợ rằng bé sẽ không “lanh lợi” và nhanh nhạy như bao bé khác. Lần này, mẹ sẽ “bày trò” hay gì để trẻ không còn thụ động nhỉ? Bé bị xáo trộn nhịp sinh học dịp cuối năm Bé thích chơi với côn trùng Bé cưng, đánh răng cùng mẹ nhé!

Nhận diện trẻ có tính thụ động

1.  Không chịu bắt chuyện

Mách mẹ 7 cách đơn giản giúp con bớt thụ động 10

Bé sẽ phát triển trí não hơn qua kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Vì vậy, trẻ rất có nhu cầu được nói, bé đi học, bé có bạn bè và bạn bè chính là đối tượng giúp bé trau dồi khả năng nói chuyện hàng ngày. Tuy nhiên, bé của mẹ lại không thích nói chuyện hay phải chờ mẹ lên tiếng trước thì mới trả lời. Như vậy, bé khá thụ động trong giao tiếp. Điều này sẽ khiến bé khó khăn khi tạo mối quan hệ cộng đồng.

2. Không chủ động giơ tay phát biểu

Bé khá e dè trong lớp, đến việc phát biểu nhưng cũng phải đợi cô kêu tên hoặc chờ bạn khác phát biểu xong rồi mới dám giơ tay. Đây cũng là biểu hiện của tính thụ động. Bé tỏ ra hơi nhút nhát trước đám đông. Có thể bé sợ trả lời sai thì bị cô mắng hoặc nhận được sự cười chê từ bạn bè. Nếu bé không chủ động trong phát biểu, dần dà sẽ thành thói quen, đến lúc lớn sẽ khó từ bỏ. Điều này chắc chắn sẽ gây bất lợi cho bé khi sống trong môi trường tập thể.

3. Chỉ biết khóc khi bị chỉ trích

Sẽ có lúc bé chịu sự chỉ trích từ người khác. Người đó có thể là ba, mẹ hoặc bạn bè… Tuy nhiên, dù việc đó đúng hay sai thì bé cũng không lên tiếng, đúng cũng không nhận lỗi mà sai cũng không phản bác, mà thay vào đó là… khóc. Đó là biểu hiện của tính thụ động, không biết cách lên tiếng tự bảo vệ mình. Điều này chắc hẳn chẳng ba mẹ nào muốn nó diễn ra đúng không nào?

4. Không chịu vận động

Mách mẹ 7 cách đơn giản giúp con bớt thụ động 11

Có nhiều trường hợp bé thụ động thì sẽ “lười” luôn khoản vận động cơ thể. Khi bé tập thể dục hoặc chơi thể thao, bé sẽ tự hình thành khả năng giao tiếp. Và việc tiếp xúc với người này người kia sẽ giúp trẻ trở nên dạn dĩ.

Chiêu hay giúp trẻ bớt thụ động

Tìm hiểu nguyên nhân

Rất có thể bé có tính thích thu mình như vậy là do gặp nhiều điều không tốt từ môi trường xung quanh nên trẻ nghĩ thụ động là cách… tự bảo vệ mình. Mẹ có thể dò hỏi từ những mối quan hệ xung quanh của bé như: ông, bà, cô giáo, bạn bè,… để biết bé gặp rắc rối gì, vấn đề nằm ở đâu và phải giải quyết ra sao.

 Lắng nghe và thấu hiểu

Mách mẹ 7 cách đơn giản giúp con bớt thụ động 12

Trẻ con cũng có tâm trạng như người lớn – đó là khi gặp chuyện buồn, chuyện khó nói hay rắc rối lớn trong cuộc sống, cũng rất cần có người để chia sẻ, để lắng nghe những lời bộc bạch của mình. Thế nên, mẹ hãy là “người bạn lớn” lắng nghe con tỉ tê mọi chuyện. Như vậy, trẻ sẽ không có cảm giác cô đơn. Những buổi sáng rảnh rỗi, mẹ đừng vội giục con vào lớp học hay nôn nóng đi làm mà hãy cùng con ăn sáng, đi công viên. Đây là những địa điểm dễ giúp trẻ “khơi mào” câu chuyện, dù đôi khi bạn sẽ đợi cả tiếng đồng hồ vì con vừa ăn phở vừa kể chuyện.

Những hoạt động chung mang tên “Hai mẹ con”

Điều quan trọng công cuộc làm mẹ là hãy làm bạn với con trước rồi từ từ hướng bé theo cách mà mẹ muốn. Mẹ nên chịu khó quan sát và tìm ra sở thích của con, sau đó cố gắng tìm ra sở thích chung hay những hoạt động mà hai mẹ con có thể làm chung với nhau như cùng con đi chơi công viên, cùng xem một chương trình yêu thích trên ti vi hay gợi ý cho con nói ra những điều mà chúng muốn. Mẹ cũng có thể kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ….Những thói quen “cùng làm” này sẽ giúp hai mẹ con hiểu nhau hơn. Từ đó mẹ có thể đưa con hướng ra thế giới bên ngoài.

Làm bạn với động vật

Mách mẹ 7 cách đơn giản giúp con bớt thụ động 13

Với tính cách thích tự thu mình và tỏ vẻ sợ sệt khi tiếp xúc với người khác như vậy, mẹ cần đem lại niềm vui cũng như sự an ủi từ một người bạn mà bé cảm thấy an toàn nhất. Động vật, chúng không thể nói, không thể “nghỉ chơi” hay “la mắng” bé. Bé chắc chắn sẽ thích thú khi có một chú cún con hoặc một em mèo để ôm, để tâm sự khi không có ba mẹ kề bên. Đương nhiên đây chỉ là bước đầu để bé bắt nhịp với một-người-bạn-mới. Sau đó thì mẹ và người thân mới cần phải trò chuyện với bé chứ không phải là chú cún hay con mèo kia đâu nhé!

Học một số môn về nghệ thuật

Những môn nghệ thuật thường giúp trẻ phấn chấn tinh thần, suy nghĩ tích cực hơn.Nhiều lúc bé không muốn trò chuyện với bất kỳ ai và sẵn sàng cau có khi có người thân hỏi thăm nhưng lại “mở rộng lòng mình” với một số hình thức như đàn, hát, vẽ…

Mẹ có thể đăng kí cho bé học những môn văn thể mỹ ở nhà văn hóa thiếu nhi hay học viện thanh nhạc,… Nếu thực sự có khiếu bé sẽ vô cùng say mê. Và nếu tìm được những người bạn đồng điệu về quan điểm nghệ thuật với bé, bé có thể trở nên dạn dĩ hơn khi tiếp xúc với người khác.

Tôn trọng ý kiến của con

Mách mẹ 7 cách đơn giản giúp con bớt thụ động 14

Theo các chuyên gia tâm lý, một trong những điều “cấm kỵ” khi dạy trẻ thụ động là mẹ tránh ép con phải như thế này thế kia mà hãy để bé tự do phát triển. Nếu bé làm đúng thì khen thưởng,sai thì khuyên bảo nhẹ nhàng. Một số bé tuy nhỏ tuổi nhưng thích thể hiện mình, mẹ cũng nên vui vẻ chấp nhận điều này và từ từ tìm cách uốn nắn nhé!

Truyền “lửa” để con luôn tự tin

Trẻ thụ động thường kèm theo tự ti, vì vậy mẹ phải cân nhắc lời nói của mình trước khi trò chuyện với trẻ. Cùng một vấn đề nhưng nếu mẹ cư xử nhẹ nhàng, tránh la mắng, hù dọa sẽ giúp trẻ “thấm” lâu hơn.

Bên cạnh đó, mẹ hãy tạo động lực và đừng quên truyền “lửa” cho trẻ. Bằng cách nào ư? Dĩ nhiên là bằng tình thương và bản năng của một người mẹ, bởi chẳng có đứa trẻ nào mà không có điểm tốt, quan trọng là mẹ đã đủ gần con để nhận ra điều đó hay không thôi.

Tags:

Bài viết liên quan