Mẹ và Con - Cơm trắng là món ăn quen thuộc trog những bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, đây là thực phẩm cần hạn chế bổ sung. Vậy lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là đảm bảo an toàn?

Ăn cơm là cách nạp năng lượng cho cơ thể hiệu quả. Vậy bệnh nhân tiểu đường ăn cơm được không? Lượng cơm cho người tiểu đường nên là bao nhiêu để đảm bảo an toàn?

Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không?

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh thường được khuyến cáo xây dựng thực đơn ít carbohydrate. Bạn nên thay thế một phần gạo bằng trái cây và rau củ.

lượng cơm cho người tiểu đường

Ngoài việc quan tâm lượng cơm cho người tiểu đường, bạn có thể thay thế cơm bằng rau củ và trái cây

Tuy vậy, cơm vẫn là thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường. Vì người bệnh vẫn cần nguồn năng lượng nhất định để hoạt động hằng ngày. Do đó, bệnh nhân nên thay đổi cách chế biến và dùng lượng cơm cho người tiểu đường phù hợp trong mỗi bữa ăn.

Lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là an toàn?

Theo Tiến sĩ Gandhi, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và chế độ ăn kiêng, Bệnh viện Fortis Mohali (Ấn Độ), đối với bệnh nhân đái tháo đường, lượng carbs chỉ nên chiếm khoảng 40-45% tổng số calo trong ngày. Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ấn Độ cho biết: Một khẩu phần carbs an toàn cho người bệnh tiểu đường là khoảng 30g gạo hay các sản phẩm làm từ ngũ cốc.

30g gạo sẽ tương đương với hơn 1/3 chén cơm. Như vậy, lượng cơm cho người tiểu đường mỗi ngày là khoảng 1/3 chén cơm. Đây được tính là một khẩu phần carbs an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Lời khuyên cho bạn là nên ăn cơm kết hợp nhiều rau và đậu. Ngoài ra, cơm có thể được thay thế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì nguyên hạt…

Những loại gạo tốt dành cho người bệnh tiểu đường

Gạo lứt

Ngoài bổ sung năng lượng, gạo lứt còn là thực phẩm giàu chất xơ, giúp cơ thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu và duy trì cân nặng hợp lý. Theo một số nghiên cứu, loại gạo này còn giúp giảm đường trong máu sau khi ăn. Tuy nhiên, vấn đề giúp kiểm soát đường huyết lâu dài vẫn chưa được chứng minh.

lượng cơm cho người tiểu đường

Bạn có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt

Ngoài ra, gạo lứt còn hỗ trợ tăng nhạy cảm của insulin với tế bào, tăng cholesterol HDL ( loại cholesterol tốt), giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và ngăn cản các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Để nấu cơm gạo lứt đen đạt được chất lượng dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Cho gạo và nước theo tỷ lệ 1:1,5
  • Đun gạo và nước tới khi sôi nhưng không đậy nắp
  • Khi gạo sôi, hãy đậy nắp khoảng 20 phút
  • Tắt bếp rồi đập nắp khoảng 10 phút.

Nếu nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, khi ăn, bạn có thể kết hợp gạo lứt với những thực phẩm như rau, đậu… để giúp bữa ăn lành mạnh hơn.

Các loại gạo khác

Bên cạnh gạo lứt, bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng một số loại gạo khác với lượng chất xơ, vitamin và chất khoáng cao như:

  • Wild rice (gạo cổ đại Bắc Mỹ): Loại gạo này chứa khoảng 35g carbohydrate mỗi cốc tiêu chuẩn.
  • Gạo Basmati nâu: Đây là loại gạo lứt, chứa khoảng 46g carbohydrate mỗi cốc tiêu chuẩn.
  • Gạo Lài thơm: Đây là loại gạo lứt, chứa khoảng 46g carbohydrate mỗi cốc mỗi cốc tiêu chuẩn.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Ngoài quan tâm lượng cơm cho người tiểu đường phù hợp,bạn có thể sử dụng các loại ngũ cốc bổ sung năng lượng cho cơ thể như:

  • Diêm mạch: Trong diêm mạch có khoảng 20g carbohydrate và 2,6g chất xơ trong 1/2 cốc gạo.
  • Kiều mạch: Trong kiều mạch có khoảng 17g carbohydrate và 2,3g chất xơ trong 1/2 cốc gạo.
  • Lúa mạch: Trong lúa mạch có khoảng 22g carbohydrate và 3g chất xơ trong 1/2 cốc gạo.
  • Súp lơ trắng: Trong súp lơ trắng có khoảng 21g và 1,1g chất xơ trong 1/2 cốc gạo.
  • Hạt kê: Trong hạt kê có khoảng 2g carbohydrate và 1,2g chất xơ trong 1/2 cốc gạo.

Nguyên tắc ăn uống cơ bản cho người bệnh tiểu đường

Sau khi tìm hiểu về lượng cơm cho người tiểu đường mỗi ngày, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc cơ bản sau trong chế độ ăn uống:

  • Ăn đủ bữa, cố gắng ăn đúng thời gian
  • Tăng cường tiêu thụ rau lá xanh trong chế độ ăn
  • Ưu tiên dùng nguồn tinh bột giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, rau chứa tinh bột, gạo lứt…
  • Thay thế các loại thịt đỏ bằng những loại thịt gia cầm, cá, trứng, đậu…
  • Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa như mỡ động vật
  • Hạn chế dùng đồ ngọt
  • Chế độ ăn hạn chế muối
  • Hạn chế dùng rượu bia.

lượng cơm cho người tiểu đường

Ngoài việc quan tâm lượng cơm cho người tiểu đường, bạn cũng nên kiêng dùng rượu bia

Gợi ý thực đơn thay thế cơm trắng cho người tiểu đường

Nếu còn phân vân lượng cơm cho người tiểu đường là bao nhiêu, thì bạn có thể thử các thực đơn dưới để thay thế cơm trong mỗi bữa ăn của mình nhé:

Súp lơ xào ăn thay cơm

  • Nguyên liệu: Dầu ăn, hành, súp lơ, chanh và gia vị.
  • Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn hãy sơ chế súp lơ. Sau đó, bạn xào súp lơ với một ít dầu và hành khoảng 3-5 phút cho đến khi hành chuyển sang màu vàng nâu, súp lơ mềm vừa phải. Cuối cùng nêm một ít muối, tiêu, nước cốt chanh, rau thơm nữa nhé.

Hạt diêm mạch nấu với rau mùi và chanh

  • Nguyên liệu: Dầu hạt cải canola, hành, tỏi, hạt diêm mạch, nước hầm gà ít muối, nước chanh, ngò tươi.
  • Cách thực hiện: Bạn hãy phi hành và tỏi cùng một ít dầu, sau đó giảm nhiệt độ và xào sơ hạt diêm mạch khoảng 2 phút. Tiếp theo thêm nước hầm gà, nước chanh rồi đợi tới khi sôi. Cuối cùng bạn giảm nhiệt và đun sôi thêm 15 phút nữa, sau đó cho thêm một ít chanh và ngò tươi rồi tắt bếp.

Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giải đáp thắc mắc lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là an toàn. Để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khi thăm khám, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về lượng cơm cho người tiểu đường phù hợp với tình trạng của mình nhé.

Bài viết liên quan