Vì sao trẻ sơ sinh bị muỗi đốt?
Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt là hiện tượng thường xuyên xảy ra, các vết đỏ gây ngứa và khó chịu làm bé dễ quấy khóc và khó ngủ hơn. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị muỗi đốt đó là:
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn: Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn người lớn nên đây cũng là nguyên nhân chính khiến muỗi tìm đến nhiều hơn.
- Đổ mồ hôi: Trẻ hay đổ mồ hôi trộm, từ đó tạo nên mùi đặc trưng dễ thu hút muỗi hơn.
- Dầu gội và xà phòng thơm: Việc sử dụng xà phòng hay dầu gội có mùi thơm là con dao hai lưỡi khiến trẻ dễ bị muỗi đốt.
- Không mắc màn khi ngủ: Cha mẹ sơ xuất không mắc màn khi ngủ sẽ tạo điều kiện cho muỗi dễ xâm nhập và đốt bé vào ban đêm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị muỗi đốt
Dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nhất là xuất hiện các vết sưng đầy tròn, có màu hồng hoặc đỏ xung quanh.
Trẻ bị ngứa ngáy và khó chịu nên phải gãi nhiều, nhưng trường hợp bé không thể ngủ được vì ngứa thì bố mẹ cần phải tìm ngay giải pháp để tránh trường hợp bé bị nhiễm khuẩn do vết cắn bị chảy máu và nhiễm trùng.
Nguy cơ khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt
Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không? Vết muỗi đốt có thể gây ra nhiều phản ứng khác nhau, đặc biệt trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thường có vài nguy cơ như sau:
Hình thành sẹo và nhiễm trùng
Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thường có nốt đỏ kéo dài vài ngày. Nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn là phần da bị tổn thương phồng rộp, nhiễm trùng da và hình thành sẹo do trẻ gãi nhiều.
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt phát ban, chân của trẻ sẽ có dấu hiệu nổi các đốm đỏ nhỏ li ti. Cùng với đó là các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng như nôn mửa, viêm họng, thở khò khè.
Bệnh sốt xuất huyết chỉ xuất hiện khi bé bị muỗi đốt thường xuyên với tần suất nhiều lần trong ngày.
Hội chứng Skeeter
Hội chứng Skeeter hay còn gọi là dị ứng cục bộ khi bị muỗi đốt. Phản ứng này được gây ra bởi polypeptide gây dị ứng trong nước bọt của muỗi và không bị lây nhiễm. Tình trạng có thể khác nhau giữa các cá nhân dựa trên kích thước phản ứng và mức độ nghiêm trọng.
Biểu hiện cụ thể của trẻ sơ sinh bị hội chứng Skeeter và cả người lớn là vết đốt sẽ bị viêm gây sưng, đỏ, ngứa hoặc đau. Một số biểu hiện nghiêm trọng hơn như mặt bị sưng phù, mắt, chân tay bầm tím, nôn mửa, khó thở và sốt…
Đây là một hội chứng không thể xem nhẹ, nếu trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có các tình trạng như trên thì bố mẹ nên đưa con đi khám ngay tại các bệnh viện để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Bé bị muỗi đốt phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt là tình trạng rất bình thường, khi trẻ không có các biểu hiện sốt hay khó thở thì bố mẹ có thể thử áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà hết sức đơn giản như sau.
Hạn chế gãi vết muỗi đốt
Điều đầu tiên các mẹ nên làm khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt là hạn chế cho bé gãi vết muỗi đốt để tránh bị nhiễm trùng da. Giữ vùng da bị muỗi đốt luôn sạch sẽ bằng cách dùng băng quấn hoặc lau sạch bằng khăn ướt.
Chườm đá
Nếu trẻ sơ sinh bị muỗi đốt trong tình trạng khóc quấy vì khó chịu thì cách nhanh nhất là bố mẹ có thể chườm đá cho bé. Lưu ý không lấy đá để trực tiếp lên da bé vì cách này dễ bị bỏng lạnh, nên dùng khăn vải bọc bên ngoài và chườm sơ lên da bé.
Mật ong
Mật ong có nhiều đặc tính làm giảm ngứa và giảm đau, bên trong mật ong có chứa một loại enzyme gọi là catalase có khả năng giảm viêm nhẹ. Khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt, các mẹ có thể cho một lượng vừa đủ mật ong chưa qua chế biến lên vết muỗi đốt hoặc cho ít mật ong lên băng dán cho trẻ.
Nha đam
Nha đam là loại cây mọng nước, chất gel trong lá của nó có chứa axit salicylic, có tác dụng giảm ngứa và giảm đau. Nha đam hoàn toàn lành tính và không gây dị ứng với da của trẻ, các mẹ có thể thoa gel lô hội trực tiếp lên vết muỗi đốt để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bôi dầu tràm
Tinh dầu tràm là loại dầu lành tính có khả năng trị ngứa do muỗi hoặc côn trùng đốt hiệu quả. Khi bị như thế, các mẹ nên cho một ít tinh dầu tràm rồi thoa lên vùng bị mẩn đỏ sẽ giúp trẻ không còn cảm giác bị ngứa và khó chịu.
Một lưu ý nhỏ khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt là các mẹ không nên sử dụng dầu gió vì có thể làm vết ngứa đỏ và phần da bị phồng, gây rát và bọng nước cũng như khó chịu hơn. Ngoài ra, cũng không nên bôi bất kỳ loại thuốc nào có chứa corticoid liều cao mà không có sự đồng ý từ bác sĩ. Vì các loại thuốc này sẽ gây dị ứng da và làm tình trạng thêm nghiêm trọng hơn.
Cách phòng ngừa muỗi đốt
Trẻ sơ sinh cần được bảo vệ khỏi các loại côn trùng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển. Bố mẹ có thể ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị muỗi đốt hiệu quả bằng một số cách đơn giản sau.
- Thay tất cả các khu vực có nước đọng ít nhất một lần một tuần (bình hoa, vại, giếng…).
- Loại bỏ rác xung quanh bất kỳ khu vực nào.
- Giăng màn xung quanh để đảm bảo giấc ngủ cho bé dù ở bất cứ nơi nào.
- Che cửa sổ và các khe hở trong phòng bằng các loại lưới mịn.
- Sử dụng các loại thuốc chống côn trùng có chứa DEET (DEET là hoạt chất không giết muỗi mà chỉ làm chúng mất phương hướng và không gây hại cho trẻ em).
- Mặc quần áo dài tay cho bé trước khi ngủ.
Trên đây là tất tần tật những cách phòng ngừa và chữa trị khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt đơn giản và vô cùng hiệu quả. Tùy vào trường hợp trẻ bị muỗi đốt nặng hay nhẹ mà các mẹ có thể sử dụng, nếu trẻ bị nặng hơn thì các mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện để được các bác sĩ khám và chữa trị kịp thời.