Mẹ và Con - Không ai muốn gánh vác trách nhiệm của người khác. Các phương án làm gì khi bị đùn đẩy công việc sau đây sẽ là cứu tinh cho bạn.

Làm gì khi bị đùn đẩy công việc? Chúng ta khó tránh được việc gặp phải đồng nghiệp hay phạm lỗi, trễ giờ hoặc lười biếng. Nhưng điều tồi tệ nhất là người phải đi giải quyết hậu quả của những sai lầm đó lại là chúng ta.

Nếu bạn gặp phải điều này thì chắc chắn sẽ cảm thấy bất công (đồng nghiệp vẫn có lương dù không bỏ công sức nhiều) và bị ảnh hưởng tiêu cực đến công việc cũng như tinh thần của bản thân. Sau đây chính là những phương án làm gì khi bị đùn đẩy công việc giúp bạn đối phó với những người bạn chung sở phiền toái này.

Làm gì khi bị đùn đẩy công việc: Xem xét vấn đề

Tìm hiểu vấn đề chính là bước đầu tiên của chuỗi hành động làm gì khi bị đùn đẩy công việc. Bạn cần có một cái nhìn toàn diện về một vấn đề nào đó thì mới có thể giải quyết đúng đắn. Hãy thử đặt câu hỏi như:

  • Vì sao đồng nghiệp lại có tình trạng này?
  • Có phải do họ đang bị quá tải, chưa đủ kinh nghiệm hay thiếu nguồn lực hỗ trợ trong công việc?
  • Vấn đề của họ có tác động tới các đồng nghiệp khác hay không và nó có diễn ra thường xuyên và kéo dài không?

Trong trường hợp đồng nghiệp là người mới vẫn trong quá trình thử việc thì bạn có thể xử lý dễ dàng. Nhưng nếu họ đã làm lâu năm thì sẽ có nhiều vấn đề hơn.

Hãy tìm ra nguyên nhân sâu xa khiến họ cứ đùn đẩy công việc cho bạn và dựa vào đó mà tìm cách giải quyết. Và nếu mọi chuyện thật sự không thể giải quyết vì nói mãi họ chẳng chịu thay đổi, lúc này câu trả lời cho làm gì khi bị đùn đẩy công việc là hạn chế tối đa việc đồng ý giúp đỡ họ.

Làm gì khi bị đùn đẩy công việc

Hạn chế tối đa giúp đỡ với những lý do không chính đáng

Làm gì khi bị đùn đẩy công việc: Nhìn nhận bản thân

Tiếp theo ta nên làm gì khi bị đùn đẩy công việc? Câu trả lời là học cách đánh giá bản thân. Khả năng soi xét người khác của bạn cũng nên được áp dụng lên chính bản thân mình. Thông thường, con người dễ nhận ra sai lầm của người khác hơn là của bản thân.

Có thể đôi khi công việc của bạn đang có vấn đề nên hãy luôn chắc chắn rằng bản thân đang làm đúng phần việc được giao. Khi đạt được thành công, chúng ta sẽ nghĩ đó là năng lực và công sức của chính mình. Nhưng khi có sai lầm xuất hiện, chúng ta lại tìm cách đổ lỗi hay gán trách nhiệm cho hoàn cảnh xung quanh, tất nhiên là bao gồm những người làm việc chung.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem lại mối quan hệ với đồng nghiệo và bạn có đang thực sự ổn hay không? Vì nếu hai người đang ngấm ngầm không ưa nhau thì họ hoàn toàn có động cơ muốn đùn đẩy thêm công việc cho bạn.

làm gì khi bị đùn đẩy công việc do bị ghét

Họ cảm giác là bạn đang chống lại họ theo một cách nào đó nên họ phản kháng bằng sự bất hợp tác. Một vài sự hiểu lầm chẳng hạn như mọi người xung quanh nghĩ bạn đang tỏ vẻ tài giỏi hơn hoặc bạn cố ý bác bỏ những ý tưởng trong công việc của họ sẽ làm mối quan hệ giữa hai bên dần xấu đi.

Dù biết mặc kệ những lời bàn tán và tập trung cho bản thân là một điều nên làm nhưng nếu mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp trở nên quá tồi tệ thì việc tìm cách sửa chữa là cần thiết. Biết làm gì khi bị đùn đẩy công việc là biết khéo léo xử lý mối quan hệ công sở bằng cách đánh giá cao năng lực của đồng nghiệp để vừa tạo thiện cảm vừa giúp họ tự biết hạn chế nhờ vả bạn trong công việc.

Làm gì khi bị đùn đẩy công việc: Nói chuyện thẳng thắn với nhau

Giao tiếp ở nơi công sở một cách thẳng thắn là nước đi quan trọng của bàn cờ làm gì khi bị đùn đẩy công việc. Nếu mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp này đang tốt đẹp, bạn hoàn toàn có thể đề cập với họ về vấn đề đùn đẩy trách nhiệm trong cuộc nói chuyện của hai người.

Tuy nhiên, trước tiên, hãy tinh tế bằng cách đặt ra những câu hỏi về tình hình của họ ở chỗ làm cũng như ở nhà để xem họ có đang gặp vấn đề gì đó mà ảnh hưởng đến khả năng làm việc hay không. Nếu đúng là có vấn đề, tức là việc không tăng năng suất làm việc của họ chỉ mang tính tạm thời. Một khi họ giải quyết được chuyện cá nhân, bạn sẽ không bị “vạ lây” nữa.

Không ai sẽ đảm bảo luôn đạt hiệu quả 100% trong công việc nên bạn có thể đề nghị hỗ trợ một phần nào đó để họ giải quyết tình hình. Nhưng bạn vẫn cần nhấn mạnh sự giúp đỡ của bạn là tạm thời và có giới hạn để người đó không sinh tâm lý ỷ lại quá nhiều.

Lưu ý là bạn cũng phải chọn người mà giúp, nhấn mạnh là sự giúp đỡ này không phải hiển nhiên, nhất là đối với những người vô ơn vì nếu như mối quan hệ mà chỉ có cho đi chứ không thể nhận lại, chỉ làm lãng phí thời gian và của người trong cuộc. Vì thế, hãy trao đổi trực tiếp với đối phương nếu không biết làm gì khi bị đùn đẩy công việc, bạn nhé!

Làm gì khi bị đùn đẩy công việc: Báo cáo cấp trên

Cuối cùng, nếu tất cả những giải pháp trên không có tác dụng thì đã đến lúc bạn biết phải làm gì khi bị đùn đẩy công việc, đó là trao đổi với cấp quản lý. Tuy nhiên, bạn cũng cần khéo léo đề cập vấn đề này với sếp để không làm sếp hiểu lầm là bạn là người mách lẻo hay đang làm quá mọi việc.

Bạn hãy nhấn mạnh rằng tiến độ hoàn thành công việc đang bị trì trệ chỉ vì đồng nghiệp đùn đẩy quá nhiều trách nhiệm lên bạn. Sau đó, hãy thể hiện là bản thân thực sự cần sự can thiệp của sếp bằng cách đưa ra những dẫn chứng là bạn có thử hỗ trợ người đồng nghiệp đó nhưng kết quả lại chẳng đi về đâu.

Tiếp theo, nếu có thể bạn hãy mạnh dạn đề nghị được giao những nhiệm vụ, công việc riêng biệt và không liên quan gì đến người đồng nghiệp phiền toái ấy để tránh những sự việc này tiếp diễn. Điều này là nước đi chốt hạ giúp bạn chiến thắng bàn cờ làm gì khi bị đùn đẩy công việc. Nó còn giúp sếp nhìn ra bạn không phải là người từ chối công việc mà chỉ từ chối hợp tác với một người lười biếng mà thôi.

Làm gì khi bị đùn đẩy công việc: Giữ thái độ tích cực

Làm chung với một đồng nghiệp chỉ biết đùn đẩy trách nhiệm chắc chắn đem lại cho bạn cảm giác rất khó chịu và sẽ ảnh hưởng đến thái độ làm việc của bạn. Khi thấy bất công, nhiều người nghĩ rằng nếu đồng nghiệp thảnh thơi như vậy thì cớ gì mình lại phải cực nhọc thế kia. Suy nghĩ “nổi loạn” này không khiến tình hình tốt đẹp lên mà còn làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên.

Điều bạn cần làm là tập trung cao độ để hoàn thành tốt công việc của chính mình. Đồng thời, trừ phi là sếp yêu cầu còn không thì bạn phải học cách nói không khi bị nhờ vả để tránh tình trạng phải gánh vác lên người những trách nhiệm không liên quan đến mình.

Như đã nói ở trên, hãy nói chuyện với đồng nghiệp một cách thẳng thắn. Thế nhưng, nếu không hiệu quả thì bạn cũng đừng đi phàn nàn hay kể xấu người này với những đồng nghiệp khác. Điều này chỉ tốn thời gian và công sức của bạn chứ chẳng giúp ích được gì vì ngay cả chính bản thân người có lỗi đã không chịu sửa sai rồi.

Tránh là “nạn nhân” nơi công sở, làm gì khi bị đùn đẩy công việc? 3

Trao đổi thẳng thắn với đồng nghiệp để tìm hướng giải quyết

Biết làm gì khi bị đùn đẩy công việc sẽ giúp ích rất nhiều cho những ngày tháng đi làm của bạn. Hãy học cách xử lý tình huống thật tinh tế để vừa không bị gánh vác trách nhiệm dư thừa vừa luôn là một nhân viên xuất sắc trong mắt cấp trên, bạn nhé!

Bài viết liên quan

cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất

Cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính

Mẹ và Con - Tiết kiệm tiền cho những dự định tương lai luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, và gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là giải pháp đáng tin cậy. Tuy nhiên, làm thế nào để việc tiết kiệm vừa an toàn vừa sinh lời tối ưu? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con khám phá ngay cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất, sinh lời cao trong bài viết dưới đây nhé.