Sau một ngày dài tất bật, kê cao gối và nhìn lại, có lẽ nỗi băn khoăn lớn nhất của mỗi ông bố bà mẹ là làm sao cho con khỏe, ăn gì cho con khôn. Và một chế dinh dưỡng phù hợp sẽ là nền tảng cho mọi sự phát triển đầu tiên của bé yêu.

Các chuyên gia từ Mẹ và Con cho rằng, việc khám dinh dưỡng cho bé sẽ là một điều cần thiết để bạn đồng hành cùng những “thiên thần nhỏ”, nhất là khi bé ở độ ruổi răng sữa.

khám dinh dưỡng cho bé 1

Vì sao cần phải khám dinh dưỡng cho bé?

Ở mỗi một giai đoạn, trẻ sẽ có một nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt. Song hành với tốc độ lớn như thổi của con, việc thay đổi liên tục nhu cầu này sẽ làm cho bạn gặp không ít rắc rối đấy.

Việc có một lịch khám dinh dưỡng định kỳ cho bé sẽ giúp bạn có thể kịp thời nắm bắt những mốc quan trọng để điều tiết chế độ sinh hoạt và ăn uống của con. Điều này còn ươm mầm cho những thói quen ăn uống lành mạnh của con khi trưởng thành.

Khám dinh dưỡng cho bé và phát hiện sớm những bệnh lý về dinh dưỡng (béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin,…), còn giúp gỡ đi những lo âu của mẹ về những nguy cơ bệnh vặt của trẻ.

Khi nào cần đưa bé yêu đi khám dinh dưỡng?

Chế độ dinh dưỡng ở 1000 ngày đầu tiên của trẻ có vai trò rất lớn trong sự hoàn thiện về chức năng não bộ của con. Đồng thời những vi chất trong dinh dưỡng trong giai đoạn này còn là nền tảng cho sự phát triển thể chất của trẻ sau này.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, sẽ có các cột mốc sau đây để khám dinh dưỡng cho bé định kỳ mà bố mẹ cần chú ý đó là các mốc

  • 6 tháng tuổi
  • 9 tháng tuổi
  • 12 tháng tuổi
  • 15 tháng tuổi
  • 18 tháng tuổi
  • 24 tháng tuổi
  • Khi con được 2 tuổi, thì trẻ nên được khám lại từ 1 – 2 lần một năm.

Trong quá trình theo dõi trẻ mà bố mẹ nhận thấy những thay đổi khác thường như: sụt cân hoặc tăng cân nhanh chóng, trẻ biếng ăn, mệt mỏi (dù ăn uống đầy đủ), hay mắc những bệnh vạt như cảm sốt…, thì nên đưa trẻ đi khám. Việc phát hiện sớm những yếu tố gây rối loạn dinh dưỡng sẽ đảm bảo cho con có một “lịch trình” phát triển suôn sẻ nhất.

Những đối tượng cần được tư vấn về dinh dưỡng

Khám dinh dưỡng cho bé có độ tuổi dưới 16 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ cần có người chăm sóc và quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, khi ấy vai trò của mẹ là rất quan trọng. Khi đi khám dinh dưỡng bạn sẽ được:

  • Với các bé còn đang dùng sữa mẹ: Bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân sao cho vừa khỏe và vẫn có những giọt sữa đầy tinh túy cho trẻ. Kèm theo đó là phương pháp để bảo quản sữa mẹ khi để giữ nguyên chất lượng khi đã lấy ra khỏi mẹ, và cách cho bé bú đúng.
  • Với các bé đã cai sữa: Mẹ sẽ được biết cách chăm sóc sức khỏe dinh dương một cách khỏe mạnh và đầy đủ. Và các mẹo “độc chiêu” về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bệnh.

khám dinh dưỡng cho bé 3

Khám dinh dưỡng cho bé có độ tuổi trên 16 tuổi

Với độ tuổi này, các vấn đề dinh dương bạn cần quan tâm là điều chỉnh thể trạng của con. Sau độ tuổi dậy thì, xương khớp và cơ bắp của con gần như là hoàn thiện. Trẻ bắt đầu chọn lựa chế độ ăn của riêng mình. Thời điểm này sẽ có một số vấn đề bạn sẽ cần quan tâm bao gồm:

  • Biếng ăn, thể trạng chậm lớn
  • Suy dinh dưỡng, còi xương
  • Thừa cân – béo phì
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng: thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin A,…
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Chế độ ăn đặc biệt theo cơ địa, theo tuổi và theo bệnh…

Buổi khám dinh dưỡng cho bé sẽ diễn ra thế nào?

Tùy theo thể trạng từng bé và nhu cầu riêng mà sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên buổi khám bệnh về dinh dưỡng tiêu chuẩn sẽ bao gồm:

1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng quát

  • Trẻ sẽ được đo chiều cao, cân nặng bằng thước chuẩn.
  • Trẻ sẽ đứng lên một loại chân cân chuyên dụng của bác sĩ dinh dưỡng, gọi là cân Inbody. Kết quả của máy Inbody sẽ cho biết các chỉ số cơ thể – thành phần tỉ lệ mỡ, cơ, xương trong cơ thể, làm cơ sở đánh giá nhu cầu của trẻ.

2. Khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng

  • Khai thác bệnh sử, tiền sử về bé, và chế độ ăn của gia đình.
  • Khám tổng quát toàn thân, mục tiêu là tìm các rối loạn để chỉ ra những nhu cầu đặc biệt về sau. Chẳng hạn như dị ứng một loại chất đặc trưng như lactose, gluten, đạm từ bò,…
  • Khai thác các triệu chứng bệnh lý để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cần thiết ở trẻ.
  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng, Kê đơn thuốc (khi cần thiết),
  • Hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi trẻ trong quá trình điều trị để có thể phối hợp tốt với mẹ.

khám dinh dưỡng cho bé 2

3. Thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh 

Để xác định các bệnh lý về dinh dưỡng, ngoài những bước khám chuyên biệt về dinh dưỡng, trẻ còn được tầm soát các bệnh lý kèm theo.

Việc làm này cho biết ngay thời điểm khám trẻ có đang có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt theo bệnh hay không. Đồng thời nhận biết sớm và điều trị các bệnh lý mà phát hiện được.

Trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm phù hợp với từng loại bệnh và yếu tố gợi ý có ở từng bé như:

  • Công thức máu
  • Sinh hóa máu
  • Các xét nghiệm vi chất dinh dưỡng
  • Siêu âm
  • Chụp X-quang…

4. Tư vấn phương pháp tiết chế và xây dựng thực đơn

  • Bác sĩ sẽ có 1 loạt câu hỏi để khám dinh dưỡng cho bé, nhất là khẩu phần trong ngày của con – gọi là khẩu phần 24 giờ. Việc này có thể là bắt buộc hoặc tùy theo tình trạng bệnh lý hay mục tiêu nhu cầu cụ thể, ví dụ như cải thiện suy dinh dưỡng, tăng chiều cao,…
  • Tìm hiểu về thói quen và sở thích ăn uống của con.
  • Bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn xây dựng thực đơn theo chỉ định, dựa theo sở thích và thói quen ăn uống của trẻ.

5. Khám dinh dưỡng cho bé và tư vấn về y học thể thao

  • Kiểm tra, đánh giá và kiểm soát tình trạng sức khỏe của cơ xương khớp. Phần này chuyên biệt cho tình trạng sức khỏe cơ xương khớp, khả năng thể dục thể thao của con. Để từ đó con có một chế độ tập luyện thể thao vừa sức mà không bị ảnh hưởng về sau.
  • Thiết kế và hướng dẫn các bài tập vận động phù hợp;
  • Hướng dẫn cho bố mẹ hoặc trẻ lớn vè chế độ tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với phác đồ điều trị của bệnh lý dinh dưỡng.

Vài điều cần nhớ để có buổi khám dinh dưỡng cho bé hiệu quả

Bố mẹ có thể theo dõi dinh dưỡng cho con không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Có 3 mẹo cho bạn để có thể phối hợp cùng chuyên gia khám dinh dưỡng cho bé tốt hơn:

Nắm rõ biểu hiện và tình trạng của trẻ

Điều quan trọng nhất là bạn cần biết rõ trẻ đang gặp những vấn đề gì về sức khỏe cũng như là vấn đề ăn uống của con. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, chăm sóc và tìm hiểu các vấn đề của con.

Từ việc nắm trình trạng con gặp phải, sẽ dễ dàng hơn khi mẹ và bác sĩ khi cùng giải quyết vấn đề sức khỏe dinh dưỡng của con.

Ghi nhật ký về chế độ ăn và những món ưa thích của bé

Bạn có thể làm một cuốn nhật ký nho nhỏ về các món con được ăn, và các món trẻ thích ăn. Hãy ghi lại các bữa ăn của trẻ trong vòng 1 tháng, 1 tuần gần đây, trong đó bao gồm:

  • Loại thực phẩm (đồ ăn, thức uống),
  • Số lượng và tần suất trẻ ăn được
  • Thời gian ăn,…

Những thông tin này rất quan trọng và hữu ích trong việc tư vấn của bác sĩ đối với tình trạng riêng của bé.

mẹ cùng khám dinh dưỡng cho bé

Chọn địa chỉ khám uy tín

Vấn đề dinh dưỡng của con ngày nay được rất nhiều bố mẹ quan tâm, do vậy cũng có nhiều phòng khám về chuyên khoa dinh dưỡng với nhiều chuyên gia “mát tay” hơn. Điều đó sẽ khiến việc lựa chọn địa điểm khám dinh dưỡng cho bé trở nên dễ dàng hơn.

Dinh dưỡng là chìa khóa xoay quanh vấn đề phát triển của con. Với việc khám dinh dưỡng cho bé đúng thời điểm, bạn hoàn toàn có thể là người bạn đồng hành của con trong từng bữa ăn hàng ngày.

Bài viết liên quan