Mẹ&Con – Mỗi năm, có hơn 1 triệu trẻ em bị những tại nạn trong nhà. Phần lớn các trường hợp đều không nghiêm trọng, nhưng sau những tai nạn đó bạn sẽ nhận thấy việc trữ sẵn các dụng sơ cứu trong nhà là một việc làm cần thiết biết bao. Kỹ thuật sơ cứu nghẹt thở do dị vật đường hô hấp ở trẻ nhỏ Cách sơ cứu gấp khi con bị bỏng Phương pháp sơ cứu khi con chảy máu cam

Chọn hộp sơ cứu phù hợp

Bạn nên chọn một chiếc hộp không thấm nước và có độ bền cao. Những chiếc hộp này cần phải có khóa và được đặt đủ cao để tránh xa tầm với của các bé nhưng đồng thời vẫn tiện dụng với bạn. Chắc chắn bạn sẽ không muốn chạy đi tìm cái ghế để bắt lên và với lấy hộp sơ cứu trong lúc con bạn đang bị thương và vô cùng sợ hãi phải không?

Hộp sơ cứu trong nhà cần có những gì? 4
Hộp sơ cứu trong nhà cần có những gì?

Nếu không thể tự làm một chiếc hộp sơ cứu ở nhà, bạn có thể mua tại các cửa hàng bán dụng cụ y tế. Thông thường hộp bán sẵn được làm bằng nhựa dẻo, có màu xanh lá và dán chữ thập trắng trên nắp hộp.

Cách khác, bạn có thể dùng bất cứ chiếc hộp nào có thể đóng kín và mở ra dễ dàng để làm thành hộp sơ cứu. Đừng quên ghi lên đó dòng chữ chú thích “Hộp sơ cứu” và chỉ chỗ cất giữ cho những người trông trẻ nhé!

Vật dụng nào cần có trong hộp sơ cứu?

– Bảng trình tự sơ cứu: Những lúc bé bị tai nạn, bạn sẽ dễ bấn loạn và không nhớ trình tự sơ cứu căn bản nhất. Vì thế, việc đầu tiên bạn cần làm sau khi mua hộp sơ cứu về là viết hoặc in trình tự sơ cứu lên một tờ giấy và dán nó vào nắp hộp sơ cứu. Nó sẽ rất có ích cho bạn khi rơi vào những trường hợp tương tự.

– Thuốc giảm đau cho mọi lứa tuổi: Hãy chắc chắn rằng trong hộp sơ cứu của bạn luôn có sẵn thuốc giảm đau phù hợp với mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh, chẳng hạn như: paracetamol hoặc ibuprofen. Cả hai loại này đều có thể dùng để vừa hạ sốt vừa giảm cơn đau đầu. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần một chiếc muỗng hoặc phễu đong để đảm bảo cho trẻ uống đúng liều lượng theo cân nặng và lứa tuổi. Lưu ý, nên tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn liều lượng trên toa thuốc đính kèm.

– Băng gạc cho trẻ sơ sinh: Hãy mua sẵn băng gạc dành riêng cho trẻ với đủ kích cỡ lớn, trung và nhỏ để phòng các trường hợp phồng rộp, đau, chảy máu…

– Băng dính: Băng dính giúp giữ vết thương cố định tại chỗ và không làm vết thương lan sang những khu vực lân cận

– Băng cuốn: Băng cuốn rất hữu ích để bạn quấn vết thương tại chỗ, nhất là khi một đứa trẻ đang quằn quại với vết thương

– Gạc vô trùng: Được sử dụng cho các vết thương lớn

– Kem sát trùng: Được dùng để làm dịu vết thương bỏng hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng

– Thuốc gây tê dạng nhẹ: Nếu trẻ quá đau đớn có thể dùng thuốc gây tê để giúp trẻ qua cơn đau

– Kem kháng Histamin: Có thể làm giảm sưng và làm dịu vết côn trùng cắn

– Nhiệt kế: Giúp bạn xác định thân nhiệt của bé một cách chính xác. Có thể dùng để kẹp dưới nách hoặc đo hậu môn. Lưu ý: Cần cẩn trọng với thủy ngân trong nhiệt kế thủy tinh. Khi nhiệt kế vỡ có thể làm những mảnh thủy tinh nhỏ tung tóe cùng chất thủy ngân độc hại. Nếu con bạn chẳng may tiếp xúc với thủy ngân, nên đưa bé đến ngay bệnh viện.

– Nhiệt kế đo tai: Nhiệt kế đo tai được dùng để đặt vào tai trẻ và cho kết quả chỉ sau 1 giây. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, kết quả có thể sai lệch. Vì vậy bạn nên đọc kỹ và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Nhiệt kế đo trán: Nhiệt kế đo trán cho kết quả nhanh nhưng thường không chính xác. Nó chỉ hiển thị nhiệt độ của da chứ không phải nhiệt độ của cơ thể

– Kem bôi da Calamine: Trong các trường hợp phát ban (bao gồm cả thủy đậu) và cháy nắng kem bôi da Calamine sẽ làm dịu bớt cảm giác ngứa và giảm sưng đỏ

– Phụ kiện khác: kéo, băng dán, thuốc sát trùng… là những vật dụng sơ cứu không thể thiếu

– Nhíp: Để loại bỏ gai, dăm và các mảnh vụn khác

– Túi chườm hoặc túi gel trữ lạnh: có thể được dùng để làm giảm vết sưng và các vết bầm tím. Nếu không có sẵn, bạn có thể lấy gói thực phẩm chườm lên da nhưng trước đó nhớ bọc một cái khăn để tránh “bỏng lạnh”.

– Nước muối sinh lý: Giúp vệ sinh mắt khi vật lạ bay vào

– Khăn lau sát trùng: Rất tiện dụng để làm sạch các vết cắt và vết trầy xướt. Đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng

Sau cùng, hãy luôn nhớ giữ hộp sơ cứu ở nơi thuận tiện nhất. Nên thỉnh thoảng kiểm tra tất cả các vật dụng sơ cứu để phát hiện sản phẩm hết hạn mà loại bỏ.

Nguồn: nhs

Hộp sơ cứu trong nhà cần có những gì? 5

Tags:

Bài viết liên quan