Một số người cho rằng im lặng chính là đồng tình hay buông xuôi vấn đề nào đó trong cuộc sống. Thế nhưng, giá trị của sự im lặng đôi khi còn nhiều hơn thế. Vậy bạn đã biết giá trị của sự im lặng là gì?
Giá trị của sự im lặng là gì?
Dưới đây là những giá trị của sự im lặng mà ít người biết:
Giá trị của sự im lặng: Xây dựng lòng tin
Khi bạn chọn im lặng, cái tôi của bạn tạm thời lắng xuống. Không còn tiếng vọng của cái tôi vang lên, bạn mở ra cơ hội để “nhìn thấu hồng trần” và lắng nghe tiếng nói sâu thẳm từ nội tâm của mình.
Thay vì chỉ lắng nghe ý kiến của người khác, bạn hãy lắng nghe chính mình. Dựa trên giới hạn và khả năng của bản thân để định hướng con đường phù hợp nhất với mình nhé.
Im lặng là sáng tạo
Để phát huy tối đa tư duy sáng tạo, bạn có thể làm việc trong không gian yên tĩnh. Nhiều người thích nghe nhạc khi làm việc, nhưng âm thanh từ nhạc hay tivi có thể làm giảm sự tập trung cao độ. Bạn chỉ nên nghe nhạc khi thực hiện những công việc không đòi hỏi tư duy, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa.
Sự sáng tạo chỉ thực sự thăng hoa trong không gian yên tĩnh. Vì thế, các nhà thơ, nhà văn, chuyên gia chiến lược, tình báo hay nhà phát minh đều chọn làm việc trong môi trường tĩnh lặng để nuôi dưỡng ý tưởng và cảm hứng.
Cơ hội được nghỉ ngơi
Thế giới này quá năng động khiến chúng ta lúc nào cũng rơi vào tình trạng bồn chồn, đi cũng không vững, ngồi cũng không yên, lúc nào cũng nhấp nha nhấp nhổm. Tất cả những biểu hiện đó cho thấy trong đầu bạn có quá nhiều tiếng ồn, chúng không cho phép bạn nghỉ ngơi và tận hưởng “’giây phút này”.
Do đó, mỗi ngày, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để tận hưởng sự yên tĩnh, hít thở, để năng lượng tái tạo nhanh chóng nhé.
Khi im lặng, bạn có thể lắng nghe
Im lặng không chỉ giúp bạn lắng nghe người khác, mà còn mở ra cơ hội lắng nghe chính mình. Sự tĩnh lặng trong tâm hồn khiến lòng bạn rộng lớn như bầu trời – biết bao dung với người khác, và sâu thẳm như biển cả – biết nhấn chìm những vấn đề không cần thiết. Đây chính là giá trị của sự im lặng trong cuộc sống thường ngày.
Giá trị của sự im lặng cho thế giới hòa bình
Khi lời nói vượt quá giới hạn, chúng trở thành giọt nước tràn ly, dễ dàng dẫn đến xung đột. Nhiều bi kịch đã xảy ra vì mâu thuẫn gia đình, nơi ta thường cho mình quyền lên tiếng dạy bảo người khác, đôi khi vượt quá sức chịu đựng của họ. Ai cũng có sai lầm, nhưng điều đó cần được sửa đổi bằng tình yêu và sự tôn trọng, không phải bằng lời trách mắng.
Vì bạn không thể kiểm soát lời nói của người khác, nên cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Những ai không hiểu được sự im lặng của bạn, cũng có thể chẳng hiểu được điều bạn nói. Khi bạn im lặng, mọi thứ xung quanh sẽ dần bình lặng. Thời gian sẽ lặng lẽ trôi và xóa nhòa những vết rạn nứt. Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để giữ im lặng – “Cái miệng hại cái thân”, nên đừng vội vàng lên tiếng khi chưa thực sự cần thiết nhé.
Khi nào thì nên im lặng?
Trong cuộc sống, có đôi lần bạn cần thể hiện giá trị của sự im lặng, khi điều đối phương cần chính là sự lắng nghe. Vậy khi nào bạn nên im lặng?
Im lặng để tránh đố kỵ, ghen ghét với người khác
Ganh tỵ với người khác là cảm giác khó chịu với những ai vượt trội hơn mình. Khi đi học, ta dễ ganh ghét những bạn học giỏi hơn. Khi đi làm, sự đố kỵ xuất hiện với những đồng nghiệp có chuyên môn cao hơn, được tín nhiệm nhiều hơn, có địa vị cao hơn, thu nhập tốt hơn.
Chính sự đố kỵ và ghen ghét làm ta mất đi thời gian quý giá để nhận ra giá trị của bản thân và cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó chỉ khiến tinh thần mệt mỏi, kéo cơ thể chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực khó thoát ra.
Vì vậy, bạn hãy bình tĩnh và lạc quan khi đối diện với đối thủ. Hãy tin tưởng vào bản thân, đừng nản lòng khi chưa đạt được thành công, và luôn tin vào tương lai của chính mình. Những bước đi kiên định hướng đến một tương lai tươi sáng sẽ giúp bạn thấu hiểu giá trị của sự im lặng.
Im lặng để không cao ngạo trước khen ngợi
Khi nhận được lời khen ngợi, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã đạt được thành tựu trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, nên đừng để điều đó khiến bạn trở nên cao ngạo. Đừng vì những lời tán thưởng mà trở thành kẻ kiêu căng, đánh mất chính mình nhé.
Theo thời gian, thái độ cao ngạo thường chỉ nhận được sự chán ghét, xa lánh từ người khác. Khi đó, im lặng lắng nghe lời khen sẽ chính là chìa khóa cho sự tin tưởng từ người khác dành cho bạn.
Im lặng khi người khác buồn phiền, đau khổ
Không nên cười khi thấy người khác vấp ngã, vì đó mới là dấu hiệu của một người có giáo dưỡng, biết cách cư xử và thấu hiểu người khác. Trong tình huống này, cười chỉ làm lộ rõ sự thiếu chín chắn và khiếm nhã của chính mình.
Có người bộc lộ nỗi đau qua dòng nước mắt, có người chọn cách im lặng để giấu đi nỗi lòng. Điều họ cần nhất đôi khi chỉ là một khoảng không gian riêng tư hoặc một người sẵn lòng lặng lẽ lắng nghe. Đó chính là giá trị của sự im lặng trong cuộc sống hàng ngày.
Im lặng khi người khác không hiểu ý mình
Mỗi người chúng ta là một cá thể độc lập, với suy nghĩ và cảm nhận riêng. Người khác có thể ở bên cạnh, nhưng không nhất thiết phải hiểu thấu mọi suy nghĩ của ta. Vì vậy, đừng đòi hỏi ai đó phải hoàn toàn hiểu mình.
Khi bạn nhận ra đối phương không hiểu ý mình hoặc không muốn hiểu, im lặng có thể là lựa chọn tốt nhất. Cố gắng tranh cãi chỉ dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột không cần thiết.
Đôi khi, im lặng còn mạnh mẽ hơn cả những lời nói hoa mỹ. Hãy để lời nói trở nên có giá trị sau khi được suy xét thấu đáo. Hy vọng bài viết này phần nào giúp bạn hiểu thêm về giá trị của sự im lặng và lắng nghe trong cuộc sống. Im lặng đúng lúc sẽ giúp bạn tìm ra được con đường dẫn tới thành công.