Mẹ và Con - Hăm tã là một dạng viêm da ở vùng mặc tã, khiến da bé bị ửng đỏ và gây khó chịu. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?  

Theo các chuyên gia, trẻ bị hăm tã là tình trạng khá phổ biến, thường diễn ra trong giai đoạn bé mang tã. Nguyên nhân chính được cho là do bé không được thay tã thường xuyên, phải mặc tã ướt, bẩn hoặc cọ xát quá nhiều vào da. Tình trạng hăm tã kéo dài sẽ khiến khu vực da bị ảnh hưởng tấy đỏ làm bé cảm thấy khó chịu. 

Trẻ bị hăm tã, nguyên nhân do đâu? 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm tã, và dưới đây là một trong số những nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Nguyên nhân đầu tiên là do làn da của bé bị dị ứng với chất liệu của tã, hoặc với các hoá chất tạo mùi thơm cho tã.
  • Trẻ bị hăm tã còn do nguyên nhân nhiễm trùng, nhiễm nấm. Theo các chuyên gia, nấm và các loại vi trùng ký sinh thường xuất hiện ở da, không gây hại nhưng sẽ dễ dàng phát triển khi da của trẻ bị dơ và thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt (do nước tiểu, phân em bé). Điều này về lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý trên da, khiến da bé ửng đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát và gây cảm giác vô cùng khó chịu.
  • Trẻ bị hăm tã do làn da bé quá nhạy cảm.
Nguyên nhân trẻ bị hăm tã
Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Bên cạnh đó, trẻ bị hăm tã còn do một số nguyên nhân khác như: 

  • Bố mẹ sử dụng tã có chất liệu thô ráp, cọ xát lên vùng da nhạy cảm của bé yêu. 
  • Hóa chất trong bột giặt, nước xả vải có thể gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm của bé.
  • Việc sử dụng quần lót bằng nhựa không thông thoáng, khiến làn da của bé ẩm ướt, bí…dẫn đến trẻ bị hăm tã.

Những triệu chứng trẻ bị hăm tả thường gặp

Rất dễ nhận biết trẻ bị hăm tã với những chịu chứng rõ rệt như sau: 

  • Trẻ cảm thấy khó chịu, không ngủ ngon giấc.
  • Những khu vực tiếp xúc trực tiếp với tã như các ngấn đùi, mông, bộ phận sinh dục xuất hiện các mẩn đỏ.
  • Da trẻ xuất hiện những vết sưng, mụn có thể gây lở loét 
  • Vùng da bị hăm có thể sẽ bị tổn thương, gây đau và khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu. 
  • Bé thường xuyên giật mình, la khóc, mất ngủ. 

Làm gì khi trẻ bị hăm tã? 

Khi trẻ bị hăm tã, bố mẹ có thể xử lý bằng những cách đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:

  • Vệ sinh thật sạch vùng mông, bẹn và những vùng tiếp xúc trực tiếp với tã bằng xà phòng và nước ấm.
  • Sau đó, lau khô da một cách nhẹ nhàng bằng khăn sạch, mềm. 
  • Tiếp đến, thoa kem thuốc (được bác sĩ chỉ định) lên vùng da bị ảnh hưởng. 
  • Cuối cùng, sử dụng tã sạch mặc vào cho bé.

Làm gì khi trẻ bị hăm tã

Những phương pháp điều trị trẻ bị hăm tã 

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, do đó được rất nhiều bố mẹ sử dụng để trị hăm cho con nhỏ.

Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bố mẹ sau khi làm sạch vùng da bị hăm của bé, chỉ cần lấy một lượng dầu dừa vừa đủ và thoa một lớp mỏng lên vùng da đó. Dầu dừa lúc này sẽ giúp làm dịu các vết tấy đỏ, giúp da ẩm và mềm mại hơn. 

Cách trị trẻ bị hăm tã bằng sữa mẹ

Theo các chuyên gia, trong sữa mẹ chứa một lượng lớn kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn, làm sạch da và điều trị các triệu chứng hăm tã.

Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bố mẹ chỉ cần cho một vài giọt sữa lên vùng da bị hăm của bé, xoa đều và sau đó để khô tự nhiên. Sau đó, mặc tã bình thường lại cho trẻ.

Đến nay, đây là cách trị hăm tã cho trẻ tiết kiệm và hiệu quả nhất được các mẹ thường xuyên sử dụng. 

Giấm

Bên cạnh đó, bố mẹ còn có thể trị hăm tã cho bé bằng cách sử dụng giấm. Lúc này, giấm có chức năng trung hòa, cân bằng lại độ pH làm giảm các triệu chứng hăm da.

Theo đó, bố mẹ chỉ cần sử dụng một thìa cà phê giấm trắng pha với nước, và sau đó dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã. Cách này được cho là có tác dụng chữa hăm tã vô cùng hiệu quả. 

Bột yến mạch

Theo các chuyên gia, trong yến mạch có chứa một lượng lớn protein, có khả năng làm dịu và bảo vệ da một cách tự nhiên. Không những thế, yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông vô cùng hiệu quả.

Để thực hiện cách trị hăm tã này, bạn chỉ cần cho một muỗng canh yến mạch khô, khuấy đều với nước tắm và sau đó cho bé ngâm trong dung dịch đó từ từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại thật sạch cho bé.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tắm bé bằng yến mạch với tần suất hai lần một ngày. 

cách điều trị trẻ bị hăm tã

Lô hội

Lô hội hay còn gọi là nha đam có đặc tính chống viêm, giàu vitamin E có tác dụng điều trị hăm tã cho bé vô cùng hiệu quả. Theo đó, bố mẹ chỉ cần cắt một lát mỏng lô hội và thoa đều lên vùng da bị hăm của bé. Sau đó, để khô tự nhiên và thay tã mới cho bé. 

Tinh dầu tràm 

Tinh dầu tràm sở hữu đặc tính khử trùng, kháng khuẩn. Do đó, tinh dầu tràm được rất nhiều bà mẹ sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả cho bé.

Bố mẹ chỉ cần pha 3 giọt tinh dầu tràm với dầu nền, sau đó thoa đều một cách nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm tã của bé. Các triệu chứng hăm tã sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau thời gian ngắn. 

Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ 

  • Vệ sinh thật sạch vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã, đặc biệt là sau khi bé đi tiểu, đại tiện. 
  • Giữa mông bé khô thoáng nhiều lần trong ngày.
  • Sử dụng tã có chất liệu mềm, ít chất tạo mùi để không gây kích ứng cho làn da của bé.
  • Thường xuyên thay tã sạch cho bé. 
  • Thảo khảo ý kiến bác sĩ khi em bé có dấu hiệu sốt, mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà. 

Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ đã có cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về hăm tã ở trẻ em. Từ đó có cách chữa trị và phòng ngừa trẻ bị hăm tả hiệu quả. 

Bài viết liên quan