Mẹ và Con - Trong thời gian giãn cách do dịch bệnh, các bạn nhỏ phải học online thường xuyên, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của đôi mắt. Một số trẻ phải đi cắt kính cận do phải tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, một số lại bị tăng độ cận đáng kể... Mặc dù vấn đề đeo kính cận bị nhức đầu không quá xa lạ với người lớn chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu được sự ảnh hưởng tiêu cực từ nó quan trọng như thế nào để tìm cách khắc phục, đặc biệt là đối với sức khỏe tương lai của trẻ nhỏ.  

Không chỉ với người lớn, mà với bất kỳ bạn nhỏ nào đang mắc những bệnh về mắt như cận thị, viễn thị… thì chiếc kính chính là “vật bất ly thân”. Không chỉ giúp cho chúng ta khắc phục được những vấn đề về mắt đang gặp phải mà còn đảm bảo cho tình trạng bệnh không diễn biến tệ hơn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn lại nghe trẻ than thở rằng đeo kính cận bị nhức đầu, vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân trẻ đeo kính cận bị nhức đầu

Đầu tiên phải kể đến mỏi mắt do các tác động từ môi trường bên ngoài được xem là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau đầu khi đeo kính cận, ở trẻ nhỏ có thể là do tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử ở cự ly quá gần. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các tác nhân khác gây nhức đầu, mỏi mắt mà bạn cần tham khảo để tìm được cho mình phương pháp khắc phục kịp thời cho trẻ:

Đeo kính cận bị nhức đầu do dùng kính mới cắt

  • Mặc dù khi được hỏi, trẻ cho biết rằng mình vẫn nhìn thấy rất rõ nhưng vẫn có cảm giác chóng mặt khó chịu, nhức đầu khi đeo kính mới. Nguyên nhân là do kính mới được tăng độ quá nhiều so với kính cũ hoặc đối với người mới đeo lần đầu để phù hợp với độ cận hiện tại nên lúc đầu mắt sẽ chưa quen, hoặc độ quá cao dẫn đến chóng mặt nhiều.
  • Một số trường hợp nhìn rõ, không bị chóng mặt lắm nhưng đeo lại cảm thấy mắt hơi choáng và không được tập trung. Nguyên nhân có thể là do tròng kính làm bị lệch tâm hoặc do tròng quá lo, lệch, khoảng cách gọng và mắt kính không hợp lý.
  • Trẻ cho rằng nhìn thẳng thì rõ nhưng kho nhìn xuống đất thì thấy choáng váng, nghiêng hình và dốc: Nguyên nhân là do mắt trẻ có độ loạn và lắp loạn hơi cao, hoặc cũng có thể là do gọng kính có độ treo gương gây hiện tượng mọi vật hơi cong.
  • Với trường hợp trẻ nhìn chữ hoặc hình bị nhòe hoặc nghiêng sang một bên có thể là do kính có lắp độ loạn nhưng thợ lại làm sai trục loạn.

Tròng kính bị bẩn, trầy xước

Trẻ nhỏ thường không có thói quen giữ đồ vật cẩn thận, vì thế có thể con đã vô tình để kính bị va đập vào đâu gây trầy xước, hoặc do kính không được vệ sinh thường xuyên. Điều này sẽ làm giảm độ trong của kính và làm cho hình ảnh hiển thị kém đi. Tất nhiên, mắt của trẻ sẽ phải làm việc nhiều hơn để tạo được độ tập trung để nhìn rõ vào vật thể dẫn đến những cơn đau đầu khi đeo kính.

đeo kính cận

Dùng kính không đúng độ cận

Một trong những lý do khác gây nên hiện tượng đeo kính cận bị nhức đầu, mỏi mắt là vì có thể bạn đang cho trẻ dùng kính sai độ cận. Thông thường đau đầu là do đeo kính nặng hơn độ cận thật của mắt. Lúc này, mắt của trẻ phải làm việc nhiều để cố gắng tập trung nhìn được vào vật thể, điều này làm cho các cơ và dây thần kinh bên trong mắt bị căng, mỏi và dẫn đến đau đầu.

Nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ cận thật của mắt, vì lâu dài mắt buộc phải làm quen với áp lực mới và dần bị tăng lên để phù hợp với kính sai độ.

Do xem các thiết bị điện tử quá nhiều

Sử dụng thiết bị điện tử liên tục trong một khoảng thời gian dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đeo kính cận bị đau đầu. Vì trong những lúc này, dù được kính cận hỗ trợ nhưng mắt vẫn phải làm việc với cường độ cao để tiếp nhận các hình ảnh chuyển động cũng như ánh sáng xanh chói và nhấp nháy từ màn hình điện tử.

Và trong thời gian giãn cách xã hội, trẻ buộc phải học online trên các thiết bị điện tử nhiều giờ đồng hồ, nên việc đeo kính cận bị nhức đầu do nguyên nhân này là điều khó cố thể tránh khỏi.

Trẻ đang mang gọng kính cận không phù hợp

Khi bạn cho trẻ mang gọng kính quá to hoặc quá nhỏ, không vừa vặn với gương mặt, quá lỏng hoặc quá chật/khít với mắt cũng sẽ gây nên tình trạng đeo kính cận bị nhức đầu. Gọng kính to và chật, ôm xiết vào đầu, vành tai sẽ gây đau đớn. Hoặc với những chiếc kính lỏng lẻo, có thể dễ dàng rơi ra khỏi mũi bất cứ lúc nào. Nếu như bị rơi ra quá nhiều sẽ làm tiêu điểm của kính bị thay đổi. Điều này sẽ dẫn đến căng thẳng, đau đầu.

Những nguyên nhân khác làm đau đầu khi đeo kính cận

  • Kính bị trầy xước nhiều, kính bị nhòe
  • Mắt bị tăng độ
  • Gọng kính bị lệch làm trẻ nhìn lệch tâm, lệch trục loạn (nếu có loạn)
  • Hoặc là do độ cận của trẻ thấp nên đeo kính chỉ hỗ trợ nhìn xa, còn khi sử dụng điện thoại hoặc đọc sách sẽ làm cho mắt con bị căng thẳng, khó chịu. Vì thế, cách tốt nhất là nếu trẻ cận dưới 3 độ, bạn có thể dặn con không cần mang kính khi đọc sách nếu như cảm thấy khó chịu, đau đầu.

Những tác hại khi cho trẻ đeo kính không phù hợp

  • Cho trẻ đeo kính không phù hợp với thị lực của mắt về lâu dài sẽ làm cho con nhìn không còn rõ, không cảm thấy thoải mái hoặc nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến nhược thị.
  • Đeo kính cao hơn độ cận thật, đeo kính không đúng cách (để kính quá thấp) có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, khó chịu.
  • Khi trẻ mang gọng kính quá chật, hẹp sẽ làm ép vào 2 bên thái dương gây cảm giác không thoải mái, gọng kính nghiêng, lệch sẽ làm khó chịu hoặc làm nhòe tầm nhìn.
  • Kinh hai càng kính quá ngắn sẽ móc vào lỗ tai gây đau, mỏi lan khắp đầu. Hai bên mũi cũng cần phải được cân chỉnh cho phù hợp và mang đúng cách để không làm đau và để lại vết ấn lõm gây mất thẩm mỹ.
  • Độ cận tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn.

đeo kính cận bị nhức đầu

Cách khắc phục tình trạng đau đầu khi đeo kính

Tình trạng đeo kính cận bị nhức đầu có thể sẽ tự biến mất chỉ sau 1 thời gian nếu trong trường hợp trẻ đang tập làm quen với kính mới. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do trẻ mang kính cận không phù hợp, kính cũ hoặc do dùng thiết bị điện tử quá nhiều thì bạn cần tìm cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Cho trẻ gặp bác sĩ 6 – 12 tháng một lần để được thăm khám thị lực, phát hiện kịp thời những vấn đề về sức khỏe của mắt
  • Cho trẻ dùng gọng kính vừa vặn với khuôn mặt, khi thấy con đang mang gọng bị chật hoặc quá lỏng, bạn nên mang ra cửa hàng kính để được sửa chữa
  • Với những trẻ đang tập làm quen với kính mới, bạn nên khuyên con nên mang thường xuyên để mắt nhanh chóng được thích nghi với sự thay đổi mới
  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh kính thường xuyên như dùng vải bông mềm để lau nhẹ nhàng tròng kính và đặt kính ở nơi sạch sẽ, an toàn để tránh bụi bẩn, trầy xước
  • Hạn chế dùng kính cận quá cũ vì chất lượng tròng không còn được đảm bảo. Ưu tiên sử dụng các loại tròng kính chống trầy xước, chống sốc
  • Khi con học online, bạn nên dặn trẻ nhớ cho mắt được giải lao khoảng 20 giây sau mỗi 30 phút học tập liên tục để giảm nguy cơ đeo kính cận bị nhức đầu
  • Tham khảo bác sĩ về tròng kính đặc biệt có thể ngăn ngừa ánh sáng xanh, tia UV từ thiết bị điện tử.

Bài viết liên quan