Mẹ và Con - Xe tròn tập đi là một trong những vật dụng quen thuộc của bố mẹ Việt Nam khi chăm sóc trẻ. Nhiều bố mẹ mong muốn cho trẻ biết đi sớm, hoặc "nhờ" xe tròn giữ chân bé để mẹ có thể làm cách công việc khác. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ngồi xe tập đi vì rất nhiều lí do sau đây:

Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con đi tìm giải đáp cho câu hỏi “Có nên cho trẻ ngồi xe tập đi” qua bài viết sau đây nhé!

Xe tròn tập đi là gì?

Xe tròn tập đi của bé có hình dạng một bộ khung cứng đặt trên bánh xe, một tấm vải thoáng mát hoặc tấm đệm êm ái cho bé ngồi và khay nhựa có gắn nhiều món đồ chơi giúp trẻ giải trí, chịu “yên vị” trên ghế.

Xe tập đi được nhà sản xuất được khuyến khích dùng cho trẻ em từ 5 – 15 tháng tuổi. Tuy nhiên, vật dụng này có thật sự tiềm ẩn các mối nguy hiểm cho trẻ và làm ảnh hưởng đến cả việc tập đi như nhiều người vẫn đồn thổi?

Có nên cho trẻ ngồi xe tập đi không?

Có nên cho trẻ ngồi xe tập đi là nỗi băn khoăn phổ biến của nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ hiện nay. Và câu trả lời thường chính xác là “Không”.

Từ lâu, các chuyên gia đã khuyến cáo bố mẹ không nên sử dụng xe tập đi dạng ngồi có bánh lăn cho trẻ. Ở nhiều quốc gia, thậm chí họ còn ra điều luật cấm sản xuất và sử dụng loại xe này, nếu sai quy định còn có thể bị phạt rất nặng.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, các bé thường thích đứng thẳng và di chuyển để đi khám phá mọi nơi và làm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, bố mẹ có thể sử dụng các dụng cụ khác có thể vừa đảm bảo an toàn và vừa giúp trẻ đứng thẳng, ví dụ như giá đứng cố định.

Xem thêm: Làm sao đảm bảo an toàn khi trẻ ở nhà một mình

có nên cho trẻ ngồi xe tập đi
Có nên cho trẻ ngồi xe tập đi

Nhiều phụ huynh mua xe tròn tập đi và nghĩ rằng chúng sẽ giúp bé biết đi nhanh hơn. Tuy nhiên, xe tập đi không những không giúp trẻ phát triển khả năng đi đứng nhanh mà còn gây cản trở hoặc trì hoãn quá trình học đi, sự phát triển để đạt được những cột mốc vận động quan trọng.

Nếu cho trẻ sử dụng xe tập đi càng nhiều thì trẻ sẽ càng bị chậm phát triển hơn. Xe tập đi có thể mang lại cho bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cảm giác an toàn giả tạo, khiến họ chủ quan và nghĩ rằng không cần phải giám sát trẻ quá nhiều.

Con sẽ chậm đi hơn với xe tập đi vì trẻ sẽ bỏ lỡ việc thực hành các chuyển động lặp đi lặp lại quan trọng cần thiết trước khi học đi. Trẻ sơ sinh có xu hướng sử dụng các ngón chân nhỏ xíu của mình khi ngồi xe tập đi, điều này dễ làm căng cơ chân và cản trở sự phát triển bình thường của con.

Sau khi ra khỏi khung xe, trẻ thường có quán tính hoặc muốn tiếp tục sử dụng các ngón chân của mình theo cách tương tự. Và đây không phải là cách đúng đắn, an toàn để trẻ có thể học đi.

Khi trẻ ngồi trong xe tập đi và tự kéo người lên, con đang học cách giữ thăng bằng. Tuy nhiên, trẻ sẽ không biết cách giữ thăng bằng trên chiếc xe tập đi. Điều này cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình học đi của trẻ.

Sử dụng xe tập đi đồng nghĩa với việc con sẽ dành ít thời gian hơn để hoạt động tay và đầu gối ở tư thế trường hoặc bò. Trong khi đó, kỹ năng này sẽ giúp con phát triển khả năng chịu trọng lượng cơ thể của xương chậu và cánh vai.

Những nguy hiểm tiềm ẩn trong chiếc xe tập đi

Dễ bị chấn thương

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng xe tròn tập đi là nơi an toàn mà mình có thể “nhờ” để “gửi” trẻ vào đó trong ít phút.

Tuy nhiên theo thống kê thực tế cho thấy, có đến 10% số ca tai nạn chấn thương ở đầu nặng được đưa đến bệnh viện đều có liên quan đến chiếc xe dạng tròn này, đặc biệt là ở những thềm cầu thang. Và đây cũng là lý do hàng đầu mà bố mẹ nên nói “Không” khi được hỏi “Có nên cho trẻ ngồi xe tập đi không“.

xe tập đi cho bé

Theo các chuyên gia, tốc độ của trẻ khi lên xe tập đi là 1m/giây và được cho là quá sức với một em bé nên rất dễ dẫn đến trường hợp mất thăng bằng, té ngã, va chạm đầu.

Đặc biệt, đầu của con còn rất mềm, não vẫn còn đang phát triển, bất kỳ thương tích nghiêm trọng nào liên quan đến đầu đều cũng có thể gây ra các tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Khi mẹ gửi trẻ trong xe tập đi để nấu nướng, nguy cơ khiến trẻ bị bỏng sẽ tăng cao nếu chẳng may con trườn tới bếp, đồ ăn nấu sôi, nước nóng… Không những vậy, khi ngồi xe tập đi tầm với của con cũng tăng lên, bé sẽ dễ dàng tiếp cận với những vật nguy hiểm, sắc nhọn vốn nằm ngoài tấm với của trẻ.

Đặc biệt là những vật lớn có thể kéo làm rơi xuống đầu như bình hoa, các hóa chất độc hại, nguy hiểm từ xô/chậu chứa nước hoặc bồn tắm, ngã, sặc hoặc đuối nước.

Thực tế, nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng cho trẻ trong xe tròn tập đi sẽ có những khoảng thời gian nhất định và yên tâm rằng con không phải đối mặt với vấn đề gì nguy hiểm cả. Tuy nhiên, những trường hợp tai nạn đến từ xe tập đi thường xảy ra rất nhanh và bạn có thể trở tay không kịp dù chỉ lơ là một giây.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ dùng xe tập đi sẽ biết đi trễ hơn 1 tháng so với trẻ không dùng. Ngoài ra, xe tập đi cũng không giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ngược lại còn gây tác động đến quá trình cảm nhận hông và gối của con yêu.

Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài ở vùng chậu. Lâu ngày có thể gây biến dạng xương, tật chân vòng kiềng ở trẻ, chữ X.

Do khi di chuyển bằng xe tập đi, con thường có xu hướng dùng mũi chân và ngón chân của mình để trườn với trong xe. Điều này vô tình khiến cơ bắp chân không phát triển đúng cách, trẻ không quen với việc bằng cả bàn chân. Nghiêm trọng hơn, hệ thần kinh của con cũng bị tước mất những thông tin cảm giác cần có để trẻ học đi.

Sử dụng xe tập đi đúng cách

bé ngồi xe tròn tập đi có tốt không

Mặc dù khi trả lời “Không” cho thắc mắc “Có nên cho trẻ ngồi xe tập đi không”, nhưng nếu bố mẹ đã “lỡ tay” mua xe, hãy lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm tiêu dùng
  • Luôn giám sát và ở gần trẻ, đảm bảo trẻ sẽ không thể di chuyển đến những nơi nguy hiểm đồ uống nóng, nước sôi, nhà vệ sinh…
  • Chỉ cho trẻ sử dụng xe tập đi trên một bề mặt phẳng, không được cho trẻ tiếp xúc với bậc thang, cầu thang, dây điện, bếp lửa, lò sưởi, hồ bơi…
  • Ưu tiên chọn xe tập đi có khóa để ngăn xe di chuyển khi bạn muốn và có cơ cấu phanh
  • Không để trẻ ngồi trên xe tập đi khi trẻ chưa biết ngồi hoặc khi con đã biết đi
  • Không để trẻ trong xe tập đi quá 15 phút.

Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ ngồi xe tập đi hay không và những lưu ý để đảm bảo an toàn cho con. Chúc bạn áp dụng thành công, bé khỏe và sớm biết đi nhé!

Bài viết liên quan