Mẹ&Con - Ngày nay, hầu hết trong mỗi gia đình Việt chỉ có từ 1-2 con nên cha mẹ thường chiều chuộng, nâng niu con quá mức. Vì thế, các bé luôn cảm thấy mình là “cái rốn của vũ trụ”, nhiều bé vì thế mà quen hay mè nheo, nhõng nhẽo khiến không ít các bậc phụ huynh phải đau đầu. 8 lý do khiến bé yêu khóc nhè Trẻ hiếu động, nghịch ngợm,... coi chừng là bệnh Muốn con thôi "ăn vạ" ở đám đông

Đau đầu vì con quá mít ướt

Chị Ngọc (Q.5) than thở: “Con gái mình đã 7 tuổi đầu rồi vẫn nhưng hơi một chút là khóc nức nở, nước mắt như mưa. Đôi khi giận quá mình phát cho mấy cái được nước con càng hét toáng lên. Vẫn biết con gái hay nhõng nhẽo, mít ướt nhưng mình không nghĩ con lại mau nước mắt và mèo nheo nhiều như vậy. Động đến là khóc! Cứ như con dữ trữ sẵn… cả lít nước mắt vậy!”

Quả thật con mè nheo, nhõng nhẽo luôn khiến các bậc phụ huynh đau đầu không biết nên xử lý như thế nào, cùng chung tâm trạng với chị Ngọc, chị Nguyệt (Q.5) chia sẻ: “Nhà mình có hai cậu nhóc sinh đôi là con trai mà cũng nhõng nhẽo chẳng thua kém gì con gái. Mỗi khi ba mẹ hoặc ông bà làm điều gì trái ý là hai đứa liền nước mắt ngắn, nước mắt dài, “híc híc” cả ngày nghe não cả lòng. Cứ thế, không lúc nào mà trong nhà yên được!”.

Chuyện nhõng nhẽo của trẻ có khi bắt đầu từ những việc rất nhỏ như đòi mẹ dắt tay, đòi ba bế, không chịu đi học, không muốn ăn cơm, đòi quà vặt, đòi mua đồ chơi, muốn xem phim hoạt hình… Không được chiều là ngay lập tức giở chiêu khóc lóc thảm thiết, cứ như bị hắt hủi, tủi thân lắm vậy. Nhiều bà mẹ ban đầu cũng cố thử kiềm chế, cố thử phân tích (theo kiểu sách vở hướng dẫn) rằng con đang quá nhõng nhẽo, rằng nếu cứ tiếp tục thì lần sau mẹ không cho đi chơi nữa. Nhưng cách này cũng chỉ có tác dụng một vài lần, những lần sau đó các bé lại đâu lại vào đấy.

Thực tế, ở hầu hết các thành phố lớn mỗi gia đình thường chỉ có từ 1-2 con. Vì vậy, trẻ dễ dàng trở thành trung tâm của gia đình, được nâng niu, cưng chiều hơn mức bình thường. Chỉ cần có điều gì không vừa ý, bé khóc là cha mẹ, ông bà, cô dì chú bác liền xúm vào che chở, bênh vực ngay lập tức. Lâu dần, trẻ nhận ra nước mắt là thứ “vũ khí” lợi hại của mình. Đòi mẹ mua đồ chơi: Khóc. Muốn ăn kem: Khóc. Không chịu đi học: Khóc. Bị bạn bè chọc ghẹo cũng khóc.

Mẹo “dẹp loạn” tính mè nheo của con

Chiêu "trị" tính mè nheo của con trong vòng một nốt nhạc 5

Các chuyên gia tâm lý cho biết: Để “dẹp loạn” tính mè nheo, mít ướt của con đầu tiên các bậc phụ huynh phải biết chiều con đúng cách và nhớ là phải luôn có điểm dừng. Muốn con thôi mít ướt cha mẹ phải đặt ra những giới hạn nhất định, cái gì có thể đáp ứng và cái gì con không được phép đòi hỏi. Phải cương quyết với con, không quát nạt, đánh mắng nhưng phải thật cương quyết để duy trì nề nếp này cho trẻ ngay từ khi con còn nhỏ.

Khi con khóc, bạn phải xác định được trẻ đang cảm thấy tổn thương thật sự hay chỉ là để mè nheo đòi hỏi một thứ gì đó. Bé khóc vì tổn thương thật sự thường có xu hướng cố nén (nhưng tiếng khóc vẫn bật ra), bé né tránh những quan tâm của mọi người, thường thu mình vào một góc riêng và không muốn bạn nhìn thấy. Ngược lại, bé khóc vì mè nheo, nhõng nhẽo, mít ướt thường cố… khóc cho thật to (như đang thông báo với mọi người là mình đang khóc). Với những trường hợp trẻ khóc vì bị tổn thương thì cần được tiếp cận, trò chuyện, chia sẻ và an ủi. Riêng trẻ mít ướt, mè nheo cha mẹ nên làm lơ, để trẻ hiểu rằng không phải cứ khóc là được đáp ứng điều mình muốn.

Nên làm gì khi con thói quen mè nheo và mít ướt? Quát tháo hay đánh mắng ư? Tuyệt đối không nên. Với những đứa trẻ hay mè nheo, mít ướt các bậc phụ huynh nên dùng chiêu “mềm nắn rắn buông” hoặc “mưa dầm thấm lâu”. Một là nên cương quyết và phải biết nói “ không” đúng thời điểm. Chẳng hạn khi được mẹ đưa đi mua sắm cùng nếu bé nhất quyết “ăn vạ” để được mua chiếc xa ô tô “giá trên trời” trong tình huống này không nên sợ xấu hổ mà đáp ứng ngay yêu cầu của con. Thay vào đó nên nhẹ nhàng nói bé như sau: “Con có thể tiết kiệm tiền tiêu vặt hàng ngày mẹ cho, một tháng sau mình sẽ quay lại để mua”. Rồi nhanh chóng đưa bé rời khỏi gian hàng đồ chơi, đừng vì chiều con mà chần chừ ở lại đó quá lâu. Nếu bé vẫn tiếp tục ngồi xuống ăn vạ, khóc lóc bạn cũng không nên vội vàng quát mắng, đánh đập bé giữa chốn đông người hoặc lôi xềnh xệch bé đi. Lúc này, bạn nên im lặng và nhanh chóng rời khỏi gian hàng đồ chơi. Một lúc sau, khi quan sát không thấy mẹ, bé sẽ nhanh chóng đứng lên và chạy theo.

Hai là không nên cứng nhắc đến mức lạnh lùng. Hãy luôn tạo cho trẻ cơ hội để vâng lời và hợp tác với bạn. Đưa ra những thỏa thuận rõ ràng với bé và nghiêm túc thực hiện những thỏa thuận ấy. Ví dụ nếu bé muốn được mua đồ chơi mới, mẹ yêu cầu bé phải làm được những việc tốt nhất định. Và mỗi việc tốt con làm được sẽ được tặng một bông hoa. Khi con thu thập được 5 bông hoa con sẽ có được món đồ chơi. Hoặc bé muốn xem phim hoạt hình vào buổi tối nên giới hạn thời gian là 30 phút thôi…Như vậy, bé sẽ dễ hợp tác hơn là việc bạn dứt khoát từ chối, không mua cho bé mà không cho bé một lý do thỏa đáng.

Ở tuổi lên ba, các bé thường “khó ăn khó bảo” để uốn con vào nếp cha mẹ phải ứng xử có lý có tình, “mưa dầm thấm lâu”. Muốn con không mè nheo, mít ướt thì không nên chiều chuộng con quá mức, mọi yêu cầu của con phải được đặt trong một giới hạn nhất định. Nhưng lưu ý không nên quá khắt khe, và lạnh lùng trước mọi yêu cầu của con. Hãy cho con một lý do thỏa đáng nếu bạn từ chối yêu cầu của bé. Nếu điều đó là hợp lý bé sẽ sẵn sàng nghe theo mà thôi.

Thêm cách “dẹp loạn” thói mè nheo, mít ướt của con:

Chiêu "trị" tính mè nheo của con trong vòng một nốt nhạc 6

– Nói ra tâm trạng của con rồi nhanh chóng ôm con vào lòng: Khi con bạn đang ấm ức một điều gì đó, bé sẽ cần được an ủi và chia sẻ. Lúc này, mẹ nên nhẹ nhàng đến bên bé, nói lên nỗi lòng của bé rồi nhanh chống ôm bé vào lòng, đồng thời vỗ nhẹ vào lưng con. Bé sẽ nín ngay.
– Không bắt chuyện và làm lơ bé đi: Nếu bé khóc để đòi mẹ bế, cách tốt nhất mẹ cứ làm lơ bé đi, như thể mẹ không nghe thấy tiếng khóc của bé. Khi không được chú ý bé sẽ ngừng khóc.
– Đánh lạc hướng bé: Khi đến khu vui chơi nếu bé mè nheo, khóc đòi ăn kem khi bé đã ăn quá nhiều. Cách tốt nhất lúc này nên dẫn bé đến chỗ trò chơi, cho bé chơi một trò gì đó bé sẽ quên ngay việc ăn kem.

Tags:

Bài viết liên quan