Me&Con - Bạn chợt nhận ra ở độ tuổi mẫu giáo con mình sẽ nhõng nhẽo và bám mẹ hơn so với những giai đoạn trước đó. Điều này khiến bạn cảm thấy không hài lòng về con hoặc thậm chí đôi lúc muốn nổi cáu với bé? Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao và làm cách nào để giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này không? 3 cách nghĩ sai trong việc dạy con Có nên dạy con bằng đòn roi? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Vì sao trẻ mẫu giáo lại hay nhõng nhẽo?

Ở một môi trường mới có tính chất tập thể như nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo, trẻ sẽ cảm thấy mình có nhu cầu để được người khác chú ý. Cách thức duy nhất trẻ có thể làm lúc này chỉ là nhờ đến những giọt nước mắt. Đối với trẻ nó thực sự có sức mạnh.

Theo thuyết phân tâm học, những đứa trẻ lên 2, lên 3 tự xem mình là những ông vua của thế giới. Trẻ luôn muốn người khác chú ý đến mình và tuân theo mọi mệnh lệnh, ước muốn mà mình đề ra. Đó là lý do vì sao trẻ trở nên bướng bỉnh và mít ướt hơn so với những giai đoạn trước đó.

Hiểu được điều này, bố mẹ sẽ biết mình nên làm gì tiếp theo để giúp trẻ vượt qua trạng thái tâm lý khó khăn này.

Giúp bé bớt nhõng nhẽo là trách nhiệm của mẹ/bố

Làm thế nào để trị bé nhõng nhẽo? 5

Trẻ mẫu giáo rất cần được bố mẹ chỉ dạy những kỹ năng giao tiếp xã hội

Ngay từ khi dùng tiếng khóc để biểu đạt nhu cầu sinh lý của mình, trẻ nhỏ đã bắt đầu những giao tiếp xã hội đầu tiên của mình. Chính vì vậy, bố mẹ và những người thân trong gia đình là một xã hội sơ khởi để trẻ tiếp xúc và phát triển những kỹ năng giao tiếp của mình. Nói như vậy để thấy rằng, không ai khác mà chính bố mẹ phải là người có trách nhiệm hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên vững chắc nhất.

Dạy bé biết nói lên nhu cầu của mình

Không ít bé luôn dùng tiếng khóc của mình để thu hút sự chú ý. Khi một ai đó để ý đến âm thanh ầm ĩ đó, trẻ sẽ bắt đầu biểu đạt nhu cầu cá nhân của mình. Lâu dần, hành vi này sẽ trở thành thói quen. Để sửa cho bé, mẹ nên để ý đến những thái độ đi kèm của bé trong những lúc mè nheo chẳng hạn như bé dậm chân, vứt đồ, kéo áo người khác… Khi thấy trẻ có những hành vi này, mẹ không nên đáp ứng ngay nhu cầu của bé mà hãy đến và chỉ cho bé biết những hành vi đó không thể khiến người khác chú ý. Ngược lại, còn làm họ cảm thấy không hài lòng và không sẵn sàng đáp ứng. Hãy dạy cho trẻ nói lên nhu cầu của mình thay vì dùng tiếng khóc để lấn át tất cả.

Chỉ cho bé cách điều chỉnh âm thanh của giọng nói

Thay vì để bé mặc sức la hét và tiếp tục lặp lại như một thói quen, bạn nên chỉ cho bé biết một giọng nói nhẹ nhàng và tử tế sẽ có tác dụng ra sao. Bạn có thể ghi âm lại giọng nói bình thường và giọng la hét của bé. Sau đó cho bé nghe lại và cùng bé so sánh xem điều gì sẽ tốt hơn. Đây sẽ là một bài học rất đắt giá để trẻ tự nhận ra điều gì nên và không nên.  

Chỉ cho bé hiệu quả của những lời nói nhẹ nhàng

Khi trẻ khóc, trẻ sẽ không được gì, thậm chí còn bị la mắng. Bạn có thể nhận thức điều này rất rõ, nhưng trẻ thì không. Và vì vậy, bạn sẽ phải là người dạy trẻ nhận ra điều đó. Bằng những hành vi, cử chỉ hàng ngày, bạn hãy dạy trẻ biết những lời nói nhẹ nhàng và rõ ràng có hiệu lực ra sao so với những tiếng la hét nhõng nhẽo. Với những bài học thực tế, tin rằng, con sẽ có cho mình những bài học thiết thực nhất.

tri tre nhong nheo

Hãy dạy trẻ biết những lời nói nhẹ nhàng và rõ ràng có hiệu lực ra sao so với những tiếng la hét nhõng nhẽo

Hạn chế cơ hội để bé nổi cáu

Thay vì để bé mang bụng đói đến những khu mua sắm hay dắt trẻ đi chơi những lúc bé đến giờ ngủ, bạn hãy cho bé ăn và ngủ đầy đủ trước khi muốn làm những điều đó. Có như vậy, bé sẽ không vì nhu cầu bản năng của mình mà sinh ra cáu gắt, khóc thét ở những nơi công cộng.

Kiên định với chính mình

Một khi đã dạy cho trẻ cách nói lên nhu cầu của mình, bạn nên tin rằng nó có hiệu lực. Hãy cố gắng không đáp ứng ngay nhu cầu của bé trong lúc khóc nhè cho đến khi trẻ tự nói lên nhu cầu của mình. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá cứng nhắc. Không phải trẻ nào cũng có thể tiếp nhận những điều bố mẹ dạy chỉ trong một, hai ngày. Vậy nên, nếu bé đợi quá lâu để nhận phản ứng của bạn, hãy quay lại và nhắc bé điều nên làm.

Thỉnh thoảng nên làm lơ

Sau cùng, nếu bạn không muốn con mình khóc thét nơi đông người, làm lơ là điều tốt nhất. Những bà mẹ Đức luôn áp dụng điều này và họ đều gặt hái một thành quả như ý. Hãy hiểu rằng mục đích sau cùng của hành vi nhõng nhẽo ở trẻ nhỏ cũng chỉ để gây sự chú ý. Và nếu như bạn đáp ứng điều đó một hoặc hai lần, nó sẽ tiếp tục lặp lại ở những lần tiếp theo. Vậy nên, hãy đặt cho mình một nguyên tắc: không nhương bộ với bé trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dĩ nhiên, không phải lúc nào bạn cũng khư khư giữ nguyên tắc của mình vì cuộc sống luôn có những ngoại lệ.

Làm thế nào để trị bé nhõng nhẽo? 6

Tags:

Bài viết liên quan