Mẹ và Con - Chúng ta thường có niềm tin rằng việc chê bai con cái xuất phát từ lòng yêu thương mà mong muốn con được tốt hơn. Việc chê bai con cái sẽ kích thích lòng hiếu thắng của trẻ, tạo động lực cho con phát triển. Tuy nhiên, phương pháp nuôi dạy con này ngược lại có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ khó lường...

“Con học như thế thì có gì đâu mà giỏi”, “Suốt ngày chỉ biết mơ mộng.”, “Con gái gì mà nấu ăn dở thế này thì sao này làm gì ăn”,… có lẽ là những câu nói vô cùng quen thuộc ở bất kỳ gia đình nào. Việc chê bai con cái với hy vọng con có thể trở nên tốt lên đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ phụ huynh.

Tuy nhiên, trái ngược với những điều chúng ta thường nghĩ, chê bai con cái không có tác dụng trong việc nuôi dạy con, thậm chí còn dễ gây ra những tác dụng ngược, để lại nhiều hậu quả khó lường.

Chỉ trích, chê bai khác với chỉ ra sai lầm

Chê bai con cái hay chỉ trích con hoàn toàn không phải một cách để giao tiếp với trẻ như chúng ta vẫn nghĩ. Khi con làm sai, chúng ta có thể giúp con chỉ ra lỗi sai bằng cách giải thích cho con vì sao hành vi này là không đúng và hướng dẫn con làm sao để tốt hơn nếu rơi vào trường hợp tương tự.

Hoặc khi con đưa ra một quan điểm trái với ý kiến của bố mẹ, chúng ta sẽ cùng con thảo luận mặt tốt – xấu của vấn đề để con hiểu được vì sao bố mẹ lại đưa ra ý kiến này, vì sao bố mẹ chưa đồng ý với con.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không làm vậy mà chỉ chú trọng vào việc chê bai con cái, phê bình con, cố gắng chỉ ra lỗi của con. Chúng ta “dán nhãn” cho những hành vi của trẻ đang làm mà không có bất kỳ một lý do nào, gây ra tổn thương tâm lý cho trẻ.

Chẳng hạn như, khi con mải chơi game mà không chịu học bài. Một phụ huynh chê bai con cái sẽ cho rằng con không có ý thức, không biết cố gắng học tập. Ngược lại, một phụ huynh thật sự muốn góp ý để con cải thiện sẽ nhẹ nhàng thông báo cho trẻ về lỗi trẻ mắc phải, giải thích với con rằng vì sao con cần dành thời gian để học và vì sao trong trường hợp này hành động chơi game là sai, khi nào thì con được chơi game,… 

Vì sao người lớn rất hay chê bai con cái của mình?

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, việc chỉ trích và chê bai con cái là một việc làm tốt bởi họ chỉ đang cố gắng chỉ ra lỗi của con. Nhờ đó, con có thể biết được lỗi sai của mình ở đâu và có thể khắc phục được, vượt qua được những điều chưa tốt. Chê bai con cái chính là giúp con học được những điều tốt hơn để đạt được thành công trong học tập và xã hội.

Hơn nữa, việc chê bai con cái còn giúp con ý thức được năng lực của bản thân, có động lực để phấn đấu và phát triển tốt hơn. Nói thẳng, nói thật chính là cách mà cha mẹ giúp con nhận ra được con cần phải làm gì trong hành trình sắp tới để trở nên “hơn người” và đó cũng là cách cha mẹ bày tỏ tình yêu thương của mình với con.

Có thể nói, cách dạy con này khá phổ biến, đặc biệt là ở những gia đình Việt. Chúng ta giao tiếp, chỉ dạy con bằng cách chê bai con cái của mình. Thậm chí có những trường hợp, chúng ta “làm xấu” hình ảnh của trẻ, nói quá về lỗi lầm hay hành vi của con vì cho rằng chỉ có như vậy thì con mới đủ tự ái mà trở nên tốt hơn.

chê bai con cái

Xem thêm:

Vì sao không nên chê bai con cái khi dạy con?

Dưới đây sẽ là 5 lý do bạn nên cân nhắc nếu thường xuyên chê bai con cái của mình:

Sự chỉ trích khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương

Nếu bạn có thói quen “mách tội” con trước mặt người khác, con sẽ cảm thấy xấu hổ. Và không chỉ người lớn mới có lòng tự trọng, trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi dậy thì cũng rất nhạy cảm, có lòng tự trọng cao.

Khi bị chỉ trích trước mặt những người khác, kể cả là ông bà hay các thành viên khác trong gia đình thì trẻ cũng cảm thấy bị tổn thương, từ đó sinh ra phản ứng muốn chống đối, xa cách với tất cả mọi người.

Tăng thêm áp lực cho trẻ

Chê bai con cái là một hành vi nên tránh khi nuôi dạy con. Hằng ngày, trẻ cũng có những áp lực học tập, áp lực trong việc kết bạn, áp lực trong việc làm sao để giỏi hơn bạn bè của mình,…

vì sao bố mẹ chê bai con cái

Nếu chúng ta chỉ biết nói đến điểm xấu, điểm sai của con thì chúng ta đang vô tình tăng thêm áp lực cho con, tước đi niềm vui trong cuộc sống hằng này của con và đây chẳng khác nào một hành vi bắt nạt con cả.

Khiến trẻ mất lòng tin vào bản thân

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao một đứa trẻ lớn lên liền trở nên rụt rè, không dám thử bất cứ điều gì mới, không bao giờ dám tự ý làm gì mà chưa được bố mẹ hướng dẫn hoặc cho phép?

Phần lớn những đứa trẻ như thế đều lớn lên trong môi trường gia đình khắc nghiệt, cha mẹ chê bai con cái thường xuyên khiến trẻ mất lòng tin vào bản thân. Trẻ hay bị chê bai, chỉ trích sẽ cho rằng bản thân mình có nhiều sai sót, mình thật vô dụng, kém cỏi và tệ hại.

Đây là một suy nghĩ vô cùng nguy hiểm bởi lúc này, trẻ cho rằng mình có cố gắng thì cũng không bằng ai và quyết tâm mặc kệ, buông xuôi tất cả mọi thứ.

dạy con sai cách

Tăng khoảng cách giữa bố mẹ và con cái

Vì sao con cái ngày càng xa cách bố mẹ? Vì chúng ta chỉ mãi chê bai con cái của mình, khiến con không cảm nhận được tình yêu và sự cảm thông từ chính những người quan trọng nhất của mình.

Điều này sẽ gây tổn thương về mặt tâm lý cho con. Trong mắt con thì bố mẹ chỉ biết áp đặt, kỳ vọng quá mức mà không hề hiểu được những gì con đang trải qua. Vì vậy, con sẽ ngày càng ít chia sẻ với bố mẹ và dần xa cách bố mẹ hơn.

Làm suy yếu tinh thần trách nhiệm của con

Sự chỉ trích về những sai lầm của trẻ không khiến con nghĩ về những sai lầm của mình. Khi bị chỉ trích, trẻ sẽ có phản ứng giận dữ, cảm thấy bất công dù rằng hành vi của con là đúng hay sai.

Lúc này, con sẽ tập trung vào cảm xúc của bản thân và có tư duy xem mình là nạn nhân, tìm cách đổ lỗi lên hành động chê bai con cái của bố mẹ. Lâu dần sẽ hình thành nên thái độ đổ lỗi trong mọi tình huống mà không cần suy xét xem mình có làm sai hay không, mình có trách nhiệm khắc phục vấn đề hay không.

Làm thế nào để tránh chỉ trích, chê bai con cái?

Trước tiên, cần hiểu được rằng hành động cố tình tàn nhẫn chê bai, khiêu khích con không có tác dụng trong việc giúp con tốt lên. Điều này giúp bạn có thể hạn chế hành vi chỉ trích con cái của mình.

Khi nuôi dạy con, hãy học cách kiểm soát cảm xúc cá nhân, luôn giữ bình tĩnh để đánh giá khách quan mọi vấn đề. Nếu con làm sai và khiến bạn cảm thấy tức giận, hãy hít một hơi thật sâu và tìm cách để chia sẻ với con vì sao con không nên làm như vậy. Ngoài ra, đừng quên xem xét về hậu quả mà con gây ra, tìm cách xử lý hoặc hướng dẫn con, cùng con giải quyết những vấn đề đó.

dạy con đúng cách

Tuyệt đối không chê bai con cái, dán nhãn cho những hành động của con là hư, xấu tính mà thay vào đó, nên nhẹ nhàng với con. Nếu thấy trẻ đang có xu hướng phản kháng, hãy im lặng và đợi con bình tĩnh lại sẽ giải thích với con.

Và trong suốt hành trình này, đừng quên nhấn mạnh với con rằng bạn yêu con như thế nào và bạn đang muốn con tốt hơn, dù rằng con đang làm mọi thứ rất ổn rồi nhưng cha mẹ tin rằng con vẫn có thể tốt hơn nếu cố gắng hơn. Điều này sẽ tạo động lực cho trẻ nhiều hơn việc chê bai con cái, cho rằng con làm chưa tốt.

Xem thêm:

Chê bai con cái có thể giúp trẻ tốt hơn, trong một số ít trường hợp. Nhưng hầu hết các tình huống cha mẹ thường xuyên chỉ trích con sẽ gây nên vết thương lòng lâu dài trong tâm trí con, khiến trẻ mất tự tin, tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Lợi ít, hại nhiều như thế thì hãy cân nhắc thật kỹ trước khi muốn chê bai con cái và cân nhắc lựa chọn phương pháp dạy con phù hợp hơn bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.