Mẹ và Con - Việc tạo ra ranh giới giữa cha mẹ và con cái rất có ích trong cuộc sống hằng ngày. Nghe có vẻ "lạ lùng" nhưng đó lại là sự thật đã được kiểm chứng đấy nhé!

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tuy thân thiết nhưng cũng vô cùng phức tạp. Việc tạo ra ranh giới giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp trẻ rèn được tính độc lập, trở thành một người tự lo được cho bản thân và cũng thể hiện được sự tôn trọng của cha mẹ dành cho con của mình.

Vì sao người Mỹ thích tạo ra ranh giới với con cái?

Người Mỹ và người Châu Âu nói chung thường sẽ cố gắng để phân định khoảng cách với con cái của họ. Việc tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái không khiến cho tình cảm gia đình sứt mẻ mà ngược lại, giúp hai bên thêm yêu quý nhau.

Với người Mỹ, sự tự do của mỗi người là vô cùng quan trọng. Do đó, dù có là cha mẹ thì cũng không nên can thiệp quá mức vào đời tư của con bởi trẻ mới chính là người chịu trách nhiệm về cuộc sống của trẻ. 

Khi có khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, để trẻ được tự lập thì những đứa trẻ mới ý thức được bản thân mình cần phải cải thiện những điều gì và cần làm gì cho cuộc đời của mình. Và khi con cái được tự do làm theo ý của mình thì sẽ tránh được trường hợp đổ lỗi cho cha mẹ khi mọi thứ không suôn sẻ và không theo ý muốn.

Hơn nữa, con cái khi nhận được sự tôn trọng của cha mẹ sẽ có thể thoải mái phát triển theo ý muốn của mình mà không phải chịu sự ràng buộc nào, từ đó trẻ có thể phát huy được những thế mạnh của bản thân. 

tạo ra ranh giới với con cái

Những ranh giới giữa cha mẹ và con cái nên có

Bình luận về cơ thể của con

“Dạo này con ốm quá, nên ăn nhiều hơn một chút”

“Con đã mập lắm rồi, hãy bớt ăn lại”

“Con nên giảm cân đi, con gái nhưng mập thế này thì chẳng có ai yêu”

… 

Đó là những câu nói mà chúng ta có thể nghe mỗi ngày, ở mọi gia đình. Rất nhiều bậc làm cha làm mẹ vì quan tâm nên thường xuyên đưa ra nhận xét về vóc dáng, kích thước cơ thể của con, từ khi con còn là một đứa trẻ cho đến khi con đã trưởng thành.

Với những người mắc chứng rối loạn ăn uống hoặc đang ám ảnh về cân nặng, cơ thể của mình thì việc nhận những lời “góp ý” từ cha mẹ có thể khiến họ trở nên tổn thương và căng thẳng hơn. Giữa cha mẹ và con cái có thể trao đổi với nhau về vóc dáng, cơ thể nhưng hãy giữ ở một chừng mực nhất định và nếu bạn biết rằng những đứa con của mình đang mệt mỏi với sự góp ý của cha mẹ, hãy cân nhắc dừng những lời góp ý về cơ thể của con bạn nhé.

Hỏi về cách tiêu tiền

Dù đã trưởng thành và độc lập về tài chính nhưng vẫn phải nghe cha mẹ hỏi xem mỗi tháng nhận lương bao nhiêu và nghe những ý kiến về cách tiêu tiền, chẳng hạn như vì sao lại mua váy này, vì sao lại mua đôi giày kia,… sẽ khiến những đứa con cảm thấy khó chịu.

dạy con

Dù biết rằng, ở cương vị làm cha mẹ, chúng ta chỉ muốn con có sự ổn định về tài chính và có những khoản tiết kiệm cho bản thân. Tuy nhiên, nếu ý tốt được thực hiện không đúng cách thì có thể gây nên tác dụng ngược. Do đó, hãy nhớ giữa cha mẹ và con cái không nên đề cập quá nhiều đến tiền bạc và chi tiêu bạn nhé!

Đưa ra những lời khuyên trong hôn nhân

Tại Việt Nam, chúng ta thường thấy nhiều đấng sinh thành trở nên lo lắng quá mức khi con cái mãi chưa thành gia lập thất. Họ thúc giục con cái của mình phải kết hôn để tránh bị gọi là “ế”. Hoặc cũng có trường hợp con cái dù đã có gia đình riêng nhưng cha mẹ vẫn liên tục ý kiến về chuyện đời sống vợ chồng của con cái hoặc ý kiến về cách nuôi dạy con.

Tốt nhất, cha mẹ và con cái có thể thảo luận, trao đổi nhau về chuyện gia đình nhưng nếu cha mẹ cảm thấy con không có nhu cầu để chia sẻ về chuyện gia đình riêng của con hay con chưa có động thái tâm sự về chuyện hôn nhân thì tốt nhất cha mẹ không nên miễn cưỡng con đâu nhé!

Nghề nghiệp

Dĩ nhiên, ở cương vị là những người đi trước và từng trải, bạn có thể tâm sự với con hay thậm chí định hướng cho con lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với ước mơ, đam mê và sở thích của con. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rõ ranh giới giữa cha mẹ và con cái trong câu chuyện nghề nghiệp chính là hãy chia sẻ, định hướng nhưng không gây áp lực hoặc ép buộc con phải đi theo con đường mà mình lựa chọn.

Bạn có thể cảm thấy muốn con lựa chọn công việc vì bạn tin rằng con đường này dễ dàng, giúp con có được kinh tế ổn định, có địa vị vai vế,… Tuy nhiên hãy nhớ rằng mỗi người được sinh ra với sứ mệnh riêng. Hãy để những đứa trẻ được thoải mái theo đuổi những thứ phù hợp với bản thân và thật sự là đam mê của con.

Chia sẻ chuyện cá nhân của con với người khác

Một vấn đề mà nhiều cha mẹ châu Á gặp phải chính là chia sẻ câu chuyện cá nhân của con với người khác. Bạn có thể vì ngẫu hứng mà kể với bạn bè của con khi bạn đến nhà rằng con rất lười dọn phòng hoặc bạn có thể kể với hàng xóm rằng dạo này con của bạn đang yêu đương rất hạnh phúc,…

Không phải ai cũng thích câu chuyện của mình được nhiều người biết đến. Vì thế, hãy nhớ vẫn có những ranh giới giữa cha mẹ và con cái. Cho dù bạn có là cha, là mẹ thì cũng không nên chia sẻ câu chuyện của con mình nếu con không thoải mái về điều này.

ranh giới giữa cha mẹ và con cái

Buộc con phải tuân theo những nguyên tắc

Con cái có nhiệm vụ phải làm theo những quy tắc của gia đình nhưng không phải lúc nào những nguyên tắc mà cha mẹ đưa ra cũng đúng. Do đó, thay vì buộc con phải tuân theo những nguyên tắc và cấm cản con thì khi thấy có vấn đề thì nên ngồi lại để trao đổi cùng con thay vì kiên quyết bắt ép con phải nghe theo ý của cha mẹ.

Việc thiết lập những ranh giới giữa cha mẹ và con cái là điều cần thiết. Hãy tôn trọng quyền riêng tư của con cũng như để con có cuộc sống của riêng mình bạn nhé!

Bài viết liên quan