Mẹ và Con - Cà phê được xem là thức uống “cứu hộ” cho dân công sở vào những ngày đầu tuần thiếu năng lượng. Tuy nhiên, nếu mãi dùng cà phê sữa, bạc xỉu, cà phê đen thông thường cũng rất nhàm chán. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này hãy học ngay cách làm cà phê Cold Brew tại nhà sau đây để đổi vị nhé!

Cà phê là thức uống quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là dân công sở. Tuy nhiên, nhiều bạn chỉ quen thuộc với những dòng cà phê thông thường như: cà phê sữa, bạc xỉu… mà bỏ qua hương vị đặc biệt của cà phê Cold Brew. Mẹ và Con sẽ mách bạn cách làm cà phê Cold Brew ngay sau đây nhé! 

Xem thêm: 7 cách uống cà phê tốt cho sức khỏe

Cold Brew cà phê là gì?

Trước khi đến với cách làm cà phê Cold Brew mời các bạn cùng Mẹ và Con tìm hiểu về loại cà phê này nhé! Thực chất, đây là loại cà phê được pha bằng nước lạnh hay nước lọc (nhiệt độ thường).

Khác biệt với các dòng cà phê pha phin khác trên thị trường thường có thời gian ủ khoảng vài phút thì cà phê Cold Brew thường ủ khoảng 12 – 24 giờ. Bên cạnh thời gian ủ, cà phê Cold Brew cũng có hương vị đặc biệt hơn, với hương vị thơm ngon hơn và có độ chua nhẹ nhất định. 

Xem thêm: Cà phê Decaf có thật sự tốt như lời đồn?

Nguồn gốc cà phê Cold Brew

Tuy rằng cách pha cà phê Cold Brew hay cà phê lành chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam gần đây, nhưng đây là cách làm cà phê Cold Brew đã xuất hiện ở nhiều thế kỷ trước và bắt nguồn từ Hà Lan.

Nhiều người cho rằng phương pháp này đã được các ngư dân áp dụng để có thể thưởng thức một ly cà phê nguyên chất trong suốt hành trình xuyên đại dương của họ mà không cần đun nấu quá nhiều. Ngư dân thường cho cà phê và nước vào bình chứa, sau đó cất dưới khoang tàu lạnh để cà phê ra tinh chất.

Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, Nhật Bản mới là cột mốc đầu tiên cần ghi nhận trong sự phổ biến của Cold Brew – kỹ thuật pha cà phê lạnh “kiểu Kyoto”. Người Nhật đã cải tiến, sáng tạo thêm cách uống mới.

Thay vì để cà phê ngập trong nước, họ đã dùng bình 3 tầng để chiết xuất cà phê. Cách làm cà phê Cold Brew này sẽ giúp một giọt nước rơi vào trong bình, đi qua lớp bột cà phê, sau đó giọt còn lại sẽ được chiết ra ngoài. Những dụng cụ chiết xuất dạng tháp cao này không lâu sau được sử dụng và trở thành biểu tượng của Kyoto-Style brew coffee.

Đến thế kỷ thứ 19 cà phê Cold Brew đã thật sự được nhiều người biết đến trên diện rộng. Trong đó có nước Mỹ, Anh hay Nhật Bản. Khi nhắc đến Mỹ về cà phê lạnh. Trong đó, phải kể đến là ông Todd Simpson, người có niềm đam mê về cà phê lạnh tại Peru.

Vào năm 1960, ông đã thành công tạo ra phương pháp riêng của mình và được cấp bằng sáng chế cho bộ pha cà phê lạnh (The Toddy® Cold Brew System). Bộ dụng cụ này đã giúp chiết xuất ít hơn 67% hàm lượng axit tự nhiên so với cà phê nóng.

Đây cũng là cột mốc vô cùng quan trọng giúp cách làm cà phê Cold Brew được biết đến tại nhiều quốc gia ở thời điểm hiện tại. Hiện nay nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng đã tham gia vào lĩnh vực này, tiêu biểu có thể kể đến như: Starbucks, Blue Bottle, Stumptown.

Cách làm cà phê Cold Brew
Cách làm cà phê Cold Brew

Cách làm cà phê Cold Brew ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 50 – 70gr hạt cà phê nguyên chất
  • 1 hũ thủy tinh có nắp kín
  • Bình đựng cà phê
  • Giấy lọc cà phê (bạn có thể dùng màng lọc cà phê)
  • 500 – 700ml nước (các bạn có thể điều chỉnh lượng cà phê hay nước miễn sao tuân thủ tỷ lệ 1:10)

Cách làm cà phê Cold Brew

  • Bước 1: Các bạn xay thô hạt cà phê đã chuẩn bị, sau đó cho ½ lượng bột vào hũ thủy tinh. Tiếp đến các bạn đổ khoảng 250ml nước vào bên trong. Bạn dùng muỗng khuấy để các hạt bột cà phê để thấm nước
  • Bước 2: Ủ khoảng 5 – 10 phút, các bạn cho số bột cà phê còn lại vào hũ thủy tinh rồi đổ thêm 250ml nước vào để tất cả bột cà phê được ngấm nước. Nếu bạn pha lượng cà phê ít hơn 50gr bạn có thể cho hết bột cà phê và nước vào cùng 1 lần
  • Bước 3: Bạn đậy chặt hũ thủy tinh, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh rồi ủ khoảng 12 – 24 giờ. Thời gian ủ cà phê còn phụ thuộc vào lượng bột cà phê Cold Brew nhiều hay ít. Vì khoảng thời gian ủ cà phê cũng quyết định đến hương vị nên các bạn có thể ủ nhiều lần để tìm ra hương vị phù hợp với mình
  • Bước 4: Sau khi đã ủ cà phê xong các bạn lấy cà phê ra rồi đổ vào một ly sứ đã lót sẵn giấy lọc bã
  • Bước 5: Cuối cùng các bạn có thể thưởng thức cà phê Cold Brew nguyên chất hay có thể thêm đường, sữa theo sở thích. Đặc biệt các bạn có thể thêm vào vài lát cam, sả để tăng hương vị cà phê Cold Brew

chế biến cà phê Cold Brew

Cách bảo quản cà phê Cold Brew sau khi pha

Trên đây là cách làm cà phê Cold Brew thơm ngon tại nhà. Thời gian bảo quản cà phê Cold Brew trong ngăn mát tủ lạnh có thể lên đến 1 tháng (nếu đảm bảo nhiệt độ ổn định. Tuy nhiên để giữ được hương vị thơm ngon, nguyên bản của cà phê các bạn nên thưởng thức ngay hoặc dùng hết trong khoảng 5 ngày đổ lại.

Tuyệt vời hơn nếu có thể thưởng thức ngay sau khi ủ xong. Với cách làm cà phê Cold Brew như vậy, bạn mới cảm nhận được độ tươi và thơm ngon quyến rũ của loại cà phê có cách pha độc đáo này. Chính vì vậy, để không phải bảo quản cà phê trong thời gian quá lâu; tốt nhất là bạn nên ủ một lượng cà phê vừa đủ với nhu cầu sử dụng của mình trong khoảng 3 – 4 ngày là thích hợp nhất.

Trên đây là cách làm cà phê Cold Brew tại nhà đơn giản. Hy vọng các bạn có thể thành công với công thức trên đây để có được một ly Cold Brew chuẩn bị cho ngày mới hứng khởi nhé!

Bài viết liên quan