Có rất nhiều cuộc hôn nhân đi đến ngõ cụt vì thiếu thốn hoặc đánh mất niềm tin trong hôn nhân. Vậy, bạn có bao giờ tìm hiểu xem đó là gì và nếu chẳng may rơi vào tình huống này chúng ta cần phải làm thế nào? Cùng tìm hiểu với Tạp chí Mẹ và Con nhé!
Định nghĩa niềm tin và niềm tin trong hôn nhân
Về cốt lõi, niềm tin là niềm tin vào một điều gì đó lớn lao hơn chính bản thân chúng ta. Nó có thể được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, từ niềm tin tôn giáo đến niềm tin vào quyền lực cao hơn hoặc ý thức về mục tiêu sống.
Niềm tin cũng là một phần không thể thiếu của một mối quan hệ vững bền. Nó mang lại cảm giác an toàn, tin cậy và hỗ trợ củng cố mối liên hệ giữa các đối tác. Niềm tin cũng có thể giúp các cặp vợ đôi vượt qua thử thách và tìm thấy ý nghĩa trong trải nghiệm cùng với nhau.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là niềm tin trong các mối quan hệ không nhất thiết phải mang tính chất tôn giáo. Nó cũng có thể thể hiện ở niềm tin vào đối tác, khả năng và sự kết nối của họ với mối quan hệ. Loại đức tin này liên quan đến việc xây dựng sự tin tưởng và tin tưởng vào người khác, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.
Niềm tin trong hôn nhân phải dựa trên sự trung thực và sẵn sàng cùng nhau vượt qua thử thách. Cuối cùng, có niềm tin vào một mối quan hệ có nghĩa là có một nền tảng tin cậy và hỗ trợ chắc chắn có thể chấp nhận những thăng trầm của cuộc sống.
5 bí quyết giúp tìm lại niềm tin trong hôn nhân
Đừng mạo hiểm!
Gầy dựng nên sự tin tưởng không dễ, đánh mất đi, khôi phục lại càng khó khăn hơn. Trong nhiều hoàn cảnh nhất định, tự bản thân mình không thôi không đủ cứu vãn khỏi những hệ quả tất yếu của niềm tin bị đổ vỡ. Tốt nhất là đừng mạo hiểm đánh mất sự tin tưởng lẫn nhau để không phải mất công khôi phục lại nó.
Cố gắng nhìn xa hơn, thấy rộng hơn những khả năng có thể gây mất niềm tin, để bảo toàn sự bền vững cho hôn nhân.
Có thái độ tích cực
Đây là yếu tố then chốt nhằm ngăn không cho mâu thuẫn leo thang trước khi có kế hoạch khôi phục lại niềm tin đã đánh mất. Chính thái độ tích cực giúp bạn nhận ra rằng ít nhiều mình đang làm người bạn đời tổn thương, từ đó sẽ suy nghĩ cách hàn gắn. Một câu nhận lỗi thực lòng và đúng lúc là ví dụ cho một thái độ tích cực.
Sự quan tâm chăm sóc nhiệt tình hơn cũng là một hình thức hối lỗi. Quan trọng hơn nữa phải luôn luôn giữ thái độ tích cực này trong suốt quá trình. Đừng hy vọng cuộc “chinh phục” chỉ trong một sớm một chiều sẽ có ngay kết quả.
Khắc phục những sai lầm
Khắc phục sai lầm là một đoạn đường dài trong cả quá trình khôi phục lại niềm tin trong hôn nhân. Trước tiên phải ngừng ngay những việc làm không trung thực trước đây. Thẳng thắn giải quyết tận gốc những vấn đề gút mắc vốn dĩ đã gây hậu quả cho ngày hôm nay. Nếu cần thiết nên nhờ sự giúp sức từ cha mẹ hay bạn thân.
Có những chuyện mà người ngoài sẽ sáng suốt hơn có thể giúp giải quyết bế tắc. Ngoài ra cần không ngừng chứng tỏ sự thành tâm sửa chữa của bản thân qua những việc làm thực tế và có ích khác.
Tìm lại niềm tin trong hôn nhân: Kiên trì và kiên trì
Nôn nóng sẽ phá hỏng những gì mà bản thân “gieo trồng” được từ trước tới giờ. Nghĩ rằng mình đã thành thực rồi, những gì cần làm mình đã làm tất còn đòi hỏi gì nữa là một sai lầm nên tránh. Đừng thơ ngây nghĩ rằng một vài hành động nhỏ thôi sẽ có được kết quả tức thì. Có thể người bạn đời của bạn đã tha thứ nhưng thật khó để người ấy chuyển sang tin tưởng mình ngay.
Sự tổn thương càng lớn thời gian bình phục càng dài. Hơn nữa, hãy nhớ rằng để khôi phục lại niềm tin đã đổ vỡ ta không phải bắt đầu từ con số không mà là con số nhỏ hơn không. Sự kiên trì và chỉ có kiên trì mới dần dẫn bạn tới đích được.
Đừng lặp lại sai lầm
Một khi đã nhọc công khôi phục lại niềm tin vô hình mà đầy sức mạnh đó, hơn ai hết người trong cuộc phải hiểu rằng cái giá đổi lấy niềm tin thật không đo lường được. Vậy nên đừng bao giờ phạm sai lầm đó thêm một lần nữa.
Niềm tin trong hôn nhân không phải một sớm một chiều là có thể khôi phục được. Tuy nhiên, chỉ cần bạn muốn, bạn nhất định sẽ nỗ lực và Mẹ và Con tin rằng bạn sẽ thành công. Vì thế, đừng nản lòng nhé!