Mẹ&Con – Mùa hè là lúc nhiều gia đình đi du lịch ở các bãi biển. Bên cạnh trang bị những kiến thức về đuối nước, bố mẹ cũng nên tìm hiểu một số cách để xử lý khi con mình và người thân không may bị sứa cắn. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho con khi đi bơi Thi thể bé trai người Syria dạt vào bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động thế giới Chăm sóc vết bỏng cho con như thế nào?

Các bước sơ cứu nhanh khi bé bị sứa biển cắn 6

Sứa biển (Ảnh minh họa)

Sứa biển thường được dùng làm món nộm, tuy nhiên nọc độc trong các xúc tu của sứa biển gây ngứa và khó chịu cho vùng da tiếp xúc hoặc bị sứa cắn. Khi trẻ bị sứa cắn, điều đầu tiên là bố mẹ cần phải nhanh chóng trấn an tinh thần để trẻ không sợ hãi và hạn chế cử động vùng da bị tổn thương. Sau đó, xử lý vết thương theo các bước sau:

Bước 1: Rửa sạch vết thương

Rửa sạch vết thương bằng nước biển hoặc nước muối, dội ngay vào vị trí bị sứa cắn. Cách này sẽ nhanh chóng làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Tuyệt đối không được sử dụng nước ngọt để rửa sạch vết sứa đốt, vì nước ngọt là chất kích thích những tế bào chứa gai nhọn tiếp tục phóng độc, như vậy vết thương sẽ lan rộng ra hoặc bị nặng thêm.

Bước 2: Sơ cứu vết thương

Các bước sơ cứu nhanh khi bé bị sứa biển cắn 7

Sử dụng vỏ sò để đẩy các tế bào phóng độc ra ngoài (Ảnh minh họa)

Khi sơ cứu cho trẻ, bố mẹ cần đeo găng tay hoặc túi ni lông để tránh bản thân mình bị thương bởi các xúc tu của sứa còn bám trên da của bé. Sau đó, dùng vật dụng có cạnh như thìa, vỏ sò, que kem, dao, thẻ tín dụng, bìa cứng… để cạo hoặc chà xát nhẹ lên vết đốt nhằm đẩy các tế bào phóng độc ra ngoài vết thương. Bạn cũng có thể chườm đá lên vùng bị thương nhằm giảm đau, bớt sưng tấy.

Bước 3: Trung hòa các độc tố trên vết thương

Các bước sơ cứu nhanh khi bé bị sứa biển cắn 8

Rau muống biển (Ảnh minh họa)

Cách 1: Sử dụng một ít giấm ăn, thoa vào vùng da bị sứa cắn sẽ giúp giảm đau và ngăn chặn các độc tố lan rộng. Khi trẻ bị sứa cắn, bố mẹ nên dùng giấm bôi lên vết sứa cắn. Trường hợp không có giấm ăn, bạn có thể sử dụng chanh chà vào vết thương cũng cho hiệu quả tương tự.

Cách 2: Sau khi loại bỏ các xúc tu của sứa còn găm trên da, bạn hái vài lá rau muống biển, nhai nát rồi đắp vào phần da tiếp xúc với sứa, vùng da tổn thương sẽ lành rất nhanh.

Sau khi tiến hành phương pháp xử lý tạm thời, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc bị sốc phản vệ cần đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý: Tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp dân gian như bôi cồn, thoa rượu hoặc thậm chí là nước tiểu.

Mách nhỏ bạn: 

– Đi du lịch biển, bạn nên mang theo thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc chữa tiêu chảy.

– Đừng quên mang theo một chai giấm để phòng khi sứa đốt nhé!

Tags:

Bài viết liên quan