Thực hiện
Bước 1: Cắt tiết
Chuẩn bị một con dao vừa phải, thật sắc. Trước khi cắt tiết, bạn nên vặt lông chỗ định cắt thật sạch. Có thể cắt tiết ở hai phần là cổ và cánh đều được. Khi cắt, bạn nhớ dốc ngược vịt lên để máu chảy nhanh hơn và thịt vịt không bị thâm tím sau khi chế biến. Đặc biệt, khi cắt hãy một nhát thật sâu, gọn gàng, tránh cưa kéo làm vết cắt mất đẹp.
Bước 2: Ngâm vịt
Ngay sau khi cắt tiết xong, bạn nhúng vịt vào thau nước lã cho nước thấm đều. Vớt vịt ra, dùng giấm ăn hoặc rượu trắng rưới lên thân vịt và ngâm trong khoảng 10-15 phút. Giấm và rượu sẽ giúp việc vặt lông vịt dễ dàng hơn rất nhiều.
Bước 3: Vặt lông vịt
Ngâm vịt trong giấm hoặc rượu trắng trước khi vặt lông sẽ giúp thao tác dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)
Không nên trụng vịt trong nước sôi quá lâu vì nhiệt độ sẽ khiến lỗ chân lông co lại làm lông khó rời ra. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhúng vịt vào nồi nước sôi ít phút rồi nhổ thử, khi thấy các sợi lông trên cánh bong ra, bạn vớt vịt ra ngay.
Khi vặt lông ở phần nào, bạn nhớ vặt cho sạch hẳn, đồng thời miết tay xuống khi nhổ để “thanh toán” triệt để các sợi lông tơ. Như thế, không chỉ lông vịt được “quét” sạch mà da vịt cũng căng bóng, đẹp mắt.
Bước 4: Khử mùi hôi
Sau khi đã vặt lông thật sạch, dùng hỗn hợp muối, gừng và rượu xát lên khắp da vịt, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước để khử mùi hồi đặc trưng của vịt. Trước khi chế biến, bạn cũng nên ngâm vịt trong nước lã khoảng từ 15-20 phút để thịt vịt trắng đẹp hơn khi chế biến.
Tuyệt chiêu chọn vịt dễ vặt lông cho bà nội trợ:
Vịt trưởng thành sẽ dễ vặt lông và thịt ngon hơn so với vịt non. (Ảnh minh họa)
– Khi chọn vịt, bạn nên chọn con đã trưởng thành sẽ dễ làm sạch vì lông tơ ít và thịt cũng chắc hơn. Nhận biết vịt lớn bằng cách xem lông cánh đầy đủ, phần da ở bụng và cổ dày, ức tròn. Ngoài ra, mỏ của vịt trưởng thành sẽ cứng, to và có màu vàng sậm. Chú ý chọn vịt có bụng dưới xệ xuống, vì đó sẽ là vịt đã đẻ rồi.