Mẹ&Con - Một gia đình hạnh phúc, các thành viên trong gia đình hòa thuận luôn là mong muốn của chúng ta. Nhưng điều này phụ thuộc rất lớn vào mỗi cá nhân và sẽ khó hơn đối với những gia đình có nhiều thế hệ. Hãy cùng Mẹ&Con học ngay bí quyết dung hòa các thế hệ trong gia đình nhé.

Không gây áp lực cho mọi người

Thông thường, các gia đình phương Đông, một số cha mẹ có xu hướng áp đặt quan điểm sống của mình lên con cái, bắt buộc con phải làm theo những gì mình muốn. Điều này vô tình tạo nên sự phản ứng kháng cự trong con trẻ. Cha mẹ thường không hiểu tại sao con nhỏ lại không làm theo mong muốn của mình. Tuy nhiên, đa số những đứa trẻ đều không muốn bị ép làm theo những chuyện mà chúng không hiểu lý do.

Vì thế, thay vì mặc nhiên ra sức gây áp lực lên con cái bằng những suy nghĩ của mình, các bậc cha mẹ nên nhìn vào sự phát triển của xã hội để phát hiện ra những lỗ hổng, những sự khác biệt trong lối sống cũng như cách suy nghĩ của hai thế hệ. Tốt hơn, để hướng con đến những gì tốt đẹp, cha mẹ nên giải thích cụ thể, bày tỏ quan điểm của mình và lắng nghe những giải bày, tâm sự, suy nghĩ của con.

Ngược lại, những bạn nhỏ nên cần dành ra thời gian để lắng nghe những lời tâm sự, mong muốn và khúc mắc trong lòng của các bậc cha mẹ. Đôi khi chúng ta cũng nên hiểu được bản chất của khác biệt thế hệ, từ đây có thể cập nhật, giải phóng những suy nghĩ cũ kỹ của cha mẹ. Tìm đến tiếng nói chung cho cả gia đình.

hòa hợp các thế hệ trong gia đình

Đừng so sánh

Việc so sánh được xem là một “đặc sản” của rất nhiều gia đình. Không chỉ có những màn so sánh con mình với “con nhà người ta”, mà kể cả những đứa con cũng sẽ có những suy nghĩ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ của bạn bè. Những câu hỏi thường xuyên được đặt ra như “Tại sao con nhà người ta làm được, con lại không?”, “Tại sao cha mẹ bạn ấy cho phép bạn ấy làm như thế, còn con thì không được?”

Tuy nhiên, mọi người thường quên rằng mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh khác nhau, những nếp sống cũng như thói quen không giống nhau. Tư chất của mỗi người cũng khác biệt nhau hoàn toàn, không có một tiêu chuẩn nào cho “con nhà người ta” hay “cha mẹ người ta” để áp dụng so sánh với hoàn cảnh gia đình mình cả.

Muốn xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, mỗi thành viên trong gia đình đều phải học cách thấu hiểu. Thay vì chỉ trích và đòi hỏi mọi người phải theo ý mình hoặc một tiêu chuẩn nào đó, những lời động viên sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn để mỗi thành viên đều có thể phát triển và bồi đắp tình cảm cho nhau.

Chân thành

Sống trên đời, ai cũng sẽ từng nói dối. Sinh hoạt trong đời sống gia đình bình thường cũng không thể tránh khỏi. Mỗi người đều có một cái tôi riêng, đôi lúc chúng ta cũng sẽ vi sợ sai, sợ thất bại, con cái thì sợ bố mẹ thất vọng, bố mẹ lại sợ mất đi sự tôn trọng từ con cái.

Tuy nhiên, chỉ có trao đi những sự chân thành mới có thể mong nhận lại những điều tốt đẹp. Nếu như lỡ gây ra những lỗi lầm nào đó, thay vì tránh né, hãy thành thật chia sẻ những tâm sự cùng những thành viên trong gia đình để nhận lại những lời khuyên, tìm ra những hướng giải quyết đúng đắn.

Có câu “Khi cả thế giới quay lưng lại với bạn, gia đình vẫn luôn luôn ở bên cạnh bạn”. Đôi khi cuộc sống bon chen mệt mỏi, bạn phải chôn vùi những cá tính, suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, sau khi bước qua cánh cửa gia đình, đóng lại những mệt mỏi sau lưng, bạn có thể trút đi những lớp vỏ bọc bên ngoài. Vì dù bạn ra sao, bạn là ai, gia đình cũng sẽ chấp nhận và yêu thương bạn.

hòa hợp các thành viên trong gia đình

Kết

Khoảng cách thế hệ và những mâu thuẫn hàng ngày của gia đình là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, giữa người nhà luôn thương yêu nhau sẽ có những cách giải quyết êm đẹp, rút ngắn lại những khoảng cách và dung hòa các thế hệ với nhau.

Nếu như thế giới bên ngoài tạo nhiều áp lực, khó khăn khiến bạn mệt mỏi, việc giữ lửa gia đình sẽ giúp các thành viên trong tìm được động lực, mục tiêu để có thể phát triển trong xã hội. Đặc biệt, gia đình là chốn trở về, vì thế nên hãy luôn dung hòa và bồi đắp cho nó, bạn nhé.

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!