Theo các chuyên gia, mắt lồi bẩm sinh được xem là trạng thái xuất hiện ngay từ khi đứa bé ra đời. Lúc này, nhãn cầu mắt của các bé bị lồi ra phía trước khi nhìn trực diện, đồng thời độ lồi rõ hơn khi được nhìn nghiêng.
Độ lồi của mắt được xác định bằng thông số của đường chiếu từ đỉnh giác mạc thẳng xuống đường đi ngang bờ ngoài của hai hốc mắt. Bên cạnh đó, hiện tượng mắt lồi bẩm sinh thường sẽ kèm theo những tình trạng phụ như: chảy nước mắt sống, sợ tiếp xúc với ánh nắng.
Theo các bác sĩ, bệnh mắt lồi bẩm sinh thường rất khó để phát hiện. Bởi lẽ những đứa trẻ sơ sinh khi mắc chứng lồi bẩm sinh sẽ có đôi mắt long lanh, nhưng lại yếu và trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng cũng như bụi bẩn. Lúc này, bố mẹ cần quan sát thật kỹ thì mới có thể phát hiện ra tình trạng lồi bẩm sinh mà trẻ đang gặp phải.
Bệnh mắt lồi bẩm sinh không chỉ là nguyên nhân gây tác động xấu đến thẩm mỹ nói chung, mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến thị lực của các bé sau này. Thậm chí, bệnh mắt lồi bẩm sinh còn có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Mắt lồi bẩm sinh, nguyên nhân do đâu ?
Theo các chuyên gia, mắt lồi bẩm sinh được gây ra từ nguyên nhân chính là do cấu trúc bất thường của mắt. Cụ thể, cấu tạo xương mặt và hốc mắt dị thường sẽ khiến nhãn cầu mắt có xu hướng bị lồi ra phía trước. Trên thực tế, hiện tượng này được cho là không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người mắc phải.
Lúc này, người bị mắc bệnh mắt lồi bẩm sinh có thể dễ dàng quan sát. Theo thời gian, bệnh mắt lồi ở trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng giảm dần và bớt lồi hơn khi trẻ trưởng thành.
Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn tới bệnh mắt lồi bẩm sinh còn do di truyền. Theo đó, những bố mẹ có cấu tạo hốc mắt khác với bình thường sẽ trở thành đặc điểm di truyền lên các con của mình sau này.
Mắt lồi bẩm sinh có thực sự nguy hiểm?
Theo phân tích từ các chuyên gia, mắt lồi về mặt lý thuyết không gây ra những tác hại nghiêm trọng nào đến thị lực của các bé. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng, mắt lồi bẩm sinh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé.
Gây suy giảm khả năng bảo vệ mắt
Những trường hợp mắt lồi bẩm sinh quá nhiều sẽ gây cản trở chức năng bảo vệ mắt của mí mắt. Lúc này, mí mắt sẽ khó khép kín như bình thường và điều này sẽ khiến cho cầu mắt phải đối diện trực tiếp với khói bụi, cũng như các tác nhân có hại bên ngoài.
Không chỉ vậy, cấu trúc lồi ra khi có va chạm cầu mắt dễ bị tổn thương gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng hoạt động của mắt
Có thể mẹ quan tâm: Cách chữa lẹo mắt
Gây viêm loét giác mạc
Ngoài ra,mắt lồi bẩm sinh cũng đã được chứng minh sẽ khiến mắt của trẻ không nhắm chặt được hoàn toàn. Điều này sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: viêm loét giác mạc, một số trường hợp diễn biến nặng thậm chí có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Mắt lồi bẩm sinh là nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp
Theo các chuyên gia, mắt nếu càng lồi lớn ra phía trước thì sẽ tạo áp lực phía sau nhãn cầu lớn, điều này có thể sẽ gây ra hiện tượng tăng nhãn áp. Theo thời gian, tình trạng này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến thị lực và dẫn tới nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Ngoài ra, bệnh mắt lồi bẩm sinh mà nguyên nhân là do gặp vấn đề tuyến giáp hoặc do khối u ở sau mắt là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Theo đó, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến suy nguy cơ suy giảm thị lực mắt, hay nặng hơn có thể dẫn tới hiện tượng mất thị lực cũng như đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tình mạng người mắc bệnh.
Xem thêm: U nguyên bào võng mạc ở trẻ là gì ?
Tóm lại, bệnh mắt lồi bẩm sinh được xem là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, bố mẹ cần thường xuyên cho các bé đến bệnh viện mắt uy tín để thăm khám, sớm phát hiện bệnh và từ đó có phương pháp điều trị có hợp lý để giảm thiểu tác hại của biến chứng có thể xảy ra.
Cách chữa mắt lồi bẩm sinh như thế nào ?
Một số phương pháp điều trị bệnh mắt lồi phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:
Điều trị bằng thuốc
Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị lồi mắt bẩm sinh bằng thuốc chỉ thực sự có hiệu quả khi mắt lồi bẩm sinh ở mức độ nhẹ. Theo đó, các chuyên gia sẽ căn cứ vào tình trạng mắt lồi bẩm sinh để xây dựng liệu trình điều trị thích hợp cho các bé.
Điều trị bằng phương pháp xạ trị
Theo các bác sĩ, những trường hợp mắt lồi bẩm sinh ở mức độ nhẹ, thì xạ trị được xem là phương pháp điều trị mắt lồi khá hiệu quả. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị công nghệ cao để chiếu ánh sáng công nghệ cao trực tiếp vào mắt với mục đích điều chỉnh nhãn cầu về lại vị trí bình thường, từ đó làm giảm thiểu tình trạng lồi của mắt.
Điều trị mắt lồi bẩm sinh bằng phẫu thuật
Có thể nói, phẫu thuật điều trị mắt lồi bẩm sinh được cho là có hiệu quả với các trường hợp ở mức độ trung bình, nặng. Tính đến nay, đây được xem là một trong những phương pháp hiện đại, tiên tiến và mang lại hiệu quả ấn tượng, được áp dụng nhiều nhất.
Và trên đây là những thông tin về bệnh mắt lồi bẩm sinh. Mẹ và Con hy vọng thông qua bài viết này, chúng ta sẽ có thêm hiểu biết về tật mắt này, từ đó lựa chọn phương pháp tốt và phù hợp nhất để bảo vệ đôi mắt của chính mình, cũng như những người thân yêu.