Phẫu thuật thẩm mỹ diễn ra ngày càng nhiều, trên toàn thế giới. Thậm chí ở Hàn Quốc – nơi được mệnh danh là thiên đường của phẫu thuật thẩm mỹ cứ 5 người phụ nữ sẽ có một người tìm đến phương pháp làm đẹp này. Phẫu thuật thẩm mỹ ở đây cũng được coi như món quà của các bậc làm cha mẹ, trao tặng con cái sau khi tốt nghiệp.
Có thể nói, rất khó để phân biệt giữa người chưa từng phẫu thuật thẩm mỹ và người đã phẫu thuật thẩm mỹ nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Muốn biết người đối diện đã từng chỉnh sửa nhan sắc chưa, chỉnh sửa những bộ phận nào trên cơ thể? Bạn chắc chắn phải có những kiến thức nhất định.
Mẹ&Con sẽ bật mí cách nhận diện người từng tham gia phẫu thuật thẩm mỹ thông qua những dấu hiệu dưới đây:
1. Mí
(Ảnh minh họa)
Cắt mí là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng nhất ở Hàn Quốc. Đôi mắt sẽ trở nên to tròn, long lanh hơn nhờ được cắt mí. Tuy nhiên, chúng cũng lộ rõ nhưng nhược điểm sau khiến người đối diện dễ phát hiện như:
– Nếp mí dày và dài, không tự nhiên; Nhắm mắt lại vẫn thấy một đường hằn sâu.
2. Mũi
(Ảnh minh họa)
Những chiếc mũi cao, thanh tú là sự ao ước của rất nhiều cô gái. Nhìn qua người từng phẫu thuật thẩm mỹ mũi bạn sẽ thấy những biểu hiện sau:
– Ở đầu sống mũi (gần 2 con mắt) bị lõm nhẹ. Phần sống mũi cũng thẳng, láng hoàn toàn chứ không có độ gồ và gãy 1 chút như mũi thật. Chóp mũi thon, hướng vuông góc với khuôn mặt chứ không hướng nhọn xuống dưới đất.
– Dưới ánh đèn, đầu mũi nhân tạo bóng hơn da mặt. Người bình thường khi cười, mũi hơi nhăn lại nhưng người sửa mũi bằng cách độn silicon thì dáng đầu mũi không hề thay đổi khi cười. Lỗ mũi cũng không tròn trịa mà một trong hai (hoặc cả hai) bị méo.
3. Má
(Ảnh minh họa)
Theo quan niệm dân gian, má lúm đồng tiền là biểu tượng may mắn, tài lộc nên rất nhiều người đổ xô đi thực hiện phương pháp tạo má lúm đồng tiền. Để nhận biết những người sở hữu má lúm đồng tiền thật và giả, hãy chú ý những chi tiết sau:
– Má lúm nhân tạo thường thiên về độ to và “tròn ủng” chứ không tròn dài tự nhiên, kéo xuống má khi cười như má lúm thông thường.
– Một số người khi tăng cân, má lúm đồng tiền nhân tạo sẽ tự động “biến mất”.
4. Cằm
(Ảnh minh họa)
Phẫu thuật thẩm mỹ cằm có 2 dạng phổ biến, đó là độn và nâng cằm.
Đối với người từng phẫu thuật thẩm mỹ cằm, khi nhìn nghiêng sẽ thấy phần cằm “không mấy liên quan” với tổng thể khuôn mặt. Phần cằm có thể dài bất thường, chìa ra hoặc nhìn thấy cả “khung”. Còn khi nhìn thẳng, có cảm giác cằm nhọn và cứng.
Bên cạnh đó, nếu nhìn sang phía dưới mang tai hoặc phía dưới sẽ phát hiện có vết sẹo nhỏ.
5. Môi
(Ảnh minh họa)
Môi chúm chím, hình trái tim luôn là dáng môi khiến phái đẹp “điên đảo”. Môi cũng là bộ phận dễ phân biệt từng trải qua phẫu thuật thẩm mỹ hay chưa dễ nhất trên khuôn mặt.
– Với đôi môi từng “đụng chạm”, sẽ thấy rõ phần giữa của môi trên dày hơn, như “gắn” thêm một “cục thịt” để tạo hình trái tim dù tổng thể cánh môi rất mỏng; Đỉnh cảnh môi gần nhân trung uốn lượn mềm mại.
Hơn nữa, tạo hình môi thường đi kèm với các hình thức tạo màu như phun môi. Vì vậy, đối với những người không tô son mà môi vẫn đỏ và có hình dạng như miêu tả trên, chắc chắn đã từng trải qua phẫu thuật thẩm mỹ.
6. Ngực
(Ảnh minh họa)
Tự ti với vòng 1 lép kẹp khiến chị em đổ xô đi nâng ngực. Vòng 1 nhân tạo khác biệt hoàn toàn so với vòng 1 tự nhiên bởi những đặc điểm dưới đây:
– Có sẹo dài tầm 5cm ở nách; Khoảng cách giữa 2 quầng ngực khá khít, chỉ khoảng 5-7 cm thay vì 10 – 15cm như bình thường.
– Ngực to bất thường so với cơ thể (ví dụ người quá gầy nhưng ngực quá to), bởi kích thước ngực được quyết định bởi các mô mỡ.
Các dấu hiệu chung của người từng phẫu thuật thẩm mỹ:
– Tránh né chạm vào các bộ phận từng phẫu thuật như mũi, cằm (không chống cằm, không véo mũi).
– Vùng da ở vị trí phẫu thuật thẩm mỹ rất dễ bị kích ứng, ngứa, mẩn đỏ… nhưng lại ít đổ mồ hôi kể cả khi thời tiết nóng.
– Hạn chế bơi lội, bởi hoạt động dưới nước có thể tác động đến vị trí phẫu thuật.