Mẹ&Con – Bé nhà bạn đang trong độ tuổi tập đi và là một đứa trẻ hiếu động, thích chơi đùa? Đó chính là những lợi thế giúp bạn dễ dàng tập đi cho bé bằng 3 trò chơi đơn giản dưới đây: 6 điều gây nguy hiểm cho con tuổi tập đi Bí quyết giúp bé an toàn khi tập đi 6 điều cần nhớ ngày con tập đi

Mỗi trò chơi không chỉ đơn thuần mang tính giải trí mà nó còn có tác dụng nhất định đối với quá trình phát triển của bé. Trong đó, sẽ có những trò chơi giúp bé phát triển trí não, giúp bé phát triển các giác quan và hỗ trợ cho quá trình tập nói, tập đi cho bé.

Mẹ có thể tham khảo một số trò chơi dưới đây để hỗ trợ việc tập đi của bé, giúp hành trình học hỏi của bé bớt cẳng thẳng, mệt mỏi: 

1. Dạy bé tập đi bằng cách cho bé đi dạo cùng gia đình trong công viên

Trẻ con rất thích khám phá thế giới xung quanh nhất là thế giới tự nhiên, thế giới ngoài trời. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ sơ sinh suốt ngày được “bảo vệ” trong 4 bức tường sau những tháng đầu sau sinh thì việc cho bé ra ngoài công việc đi dạo mỗi sáng hoặc mỗi chiều sẽ vừa giúp bé tập đi vừa ghi dấu cho bé những trải nghiệm đầu đời khó quên. Việc được thay đổi khỏi môi trường quen thuộc, được ngắm nhìn mọi thứ mới mẻ sẽ kích thích lòng ham muốn tự mình bước đi của bé, giúp kích thích khả năng tập đi của bé. Giúp bé có động lực tự mình bước đi để tận mắt chứng kiến thế giới xung quanh.

Gợi ý cho mẹ cách tập đi cho bé bằng 3 trò chơi đơn giản 5

Dạy bé tập đi bằng cách cho bé đi dạo cùng gia đình trong công viên (Ảnh minh họa).

Khi cho bé tập đi trong công viên, mẹ nên chú trọng chọn những nơi bằng phẳng, cây cối thoáng mát, ít chướng ngại vật và người qua lại. Cho bé đi giày tập đi và vừa cho bé đi vừa dìu 2 tay bé trong thời gian đầu. Khi trẻ quen dần thì mẹ thả 1 tay ra và nắm tay còn lại đi chầm chậm cùng bé.

2. Dạy bé tập đi bằng cách cho bé chơi các loại bóng

Những quả bóng lăn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình tập đi của bé. Khi “đuổi theo” những quá bóng, bé sẽ có động lực để đứng lên hoặc nhón chân bước đi. Lúc đầu, bé có thể chỉ bò tới bò lui để “chạy’ theo bóng. Tuy nhiên, khi thao tác này đã thành thạo, mẹ cầm quả bóng đang lăn lên tay và yêu cầu bé lấy, bé sẽ tập quen dần cách tự đứng lên, ngồi xuống để lấy được quả bóng theo yêu cầu của mẹ hoặc bước đi để lấy quả bóng đang lăn.

Khi tập đi cho bé bằng cách cho bé chơi các loại bóng, mẹ nên cho bé chơi trong không gian nhỏ, bằng phẳng, sạch sẽ, ít các vật dụng gây va vấp, trầy xước. Chặn các bậc cửa, cầu thang và chắn những nơi quả bóng có thể lăn ra mà mẹ không kiểm soát được. Cũng chú ý các loại bóng bé chơi, nên chọn loại có trọng lượng nhẹ, chất liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ, có độ to vừa phải để không làm bé quá vất vả khi cầm, nắm. Tránh cho bé chơi các loại bi ve, các đồ vật tròn nhỏ vì bé dễ cầm nắm và bốc bỏ vào miệng.

3. Dạy bé tập đi bằng cách cho bé chơi ném đồ vật vào đích

Đặc điểm cơ bản của những trò chơi ném đồ vật vào đích là người chơi phải lấy đà hoặc nhón người lên để ném vật. Dựa vào đặc điểm này, mẹ có thể tập đi cho bé thông qua các loại trò chơi này.

Gợi ý cho mẹ cách tập đi cho bé bằng 3 trò chơi đơn giản 6

Dạy bé tập đi bằng cách cho bé chơi ném đồ vật vào đích (Ảnh minh họa)

Mẹ cho bé ném đồ vật vào một cái đích chỉ định, ví dụ như cái nôi, cái thau hay cái thùng, cái hộp… Mẹ làm mẫu và yêu cầu bé làm theo. Sau đó tăng dần độ xa giữa vị trí ném và đích. Chắc chắn, lúc đầu bé chỉ có thể ngồi một chỗ và ném. Tuy nhiên, thao tác nhón người khi ném cũng đã giúp ích rất nhiều cho việc tập đi. Lâu dần, mẹ có thể vừa chơi vừa hướng dẫn bé cách đứng lên, bước đi lấy đà để ném trúng đích. Mẹ nên thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ bằng những cử chỉ yêu thương nếu bé ném được vào đích để bé có động lực cố gắng.

Lưu ý cho mẹ:

Khi tập đi cho bé bằng cách cho bé chơi các trò chơi thì dù là trò gì đi chăng nữa, mẹ cũng không được rời mắt khỏi bé. Phải theo sát bé suốt quá trình chơi để đảm bảo an toàn cho bé cũng như hướng dẫn bé khi cần thiết, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình chơi.

Tags:

Bài viết liên quan