Sinh con luôn là một nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của những người làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và để niềm hạnh phúc được trọn vẹn, cần phải hoạch định sẵn chi phí khi sinh con trong suốt quá trình mang thai và sinh con, từ đó có kế hoạch chi tiêu hợp lí và tiết kiệm để sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ.
Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho bà bầu
Trong suốt thai kỳ, ngoài việc ăn uống hàng ngày, mẹ bầu vẫn cần được bồi bổ là việc làm vô cùng quan trọng. Đây là thời kì cung cấp chất dinh dưỡng cho cả quá trình mang thai của mẹ bầu và bé. Chi phí này thường không thể xác định chính xác, tuỳ thuộc vào nhu cầu của thai phụ nhưng thường sẽ là các khoảng dành cho các loại vitamin và sữa bầu,…
Chi phí này thường không rẻ, vì vậy mẹ bầu cũng nên cân nhắc kỹ tình hình tài chính của gia đình để có sự lựa chọn phù hợp. Tránh tư tưởng sính ngoại, sợ hàng nội mà mua sắm những món đồ bổi dưỡng quá đắt đỏ. Bởi nó có thể ảnh hưởng lớn tới tài chính và gây thiếu thốn trong giai đoạn sinh con và nuôi con.
Chi phí quần áo cho mẹ bầu
Trong những tháng đầu của thai kì, hình dáng mẹ bầu thường không thay đổi quá nhiều nhưng từ tháng thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi, bụng của mẹ bầu đã bắt đầu nổi rõ, cân nặng tăng đáng kể nên những bộ đồ thông thường không thể mặc được nữa. Lúc này, bắt buộc phải mua những bộ đồ chuyên dụng cho mẹ bầu để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Chi phí mua sắm quần áo cho mẹ bầu thường chỉ kéo dài một năm, nên cần có sự cân nhắc hợp lí (Ảnh minh hoạ).
Chi phí của những loại đồ này cũng rất phong phú. Vì vậy, bạn nên căn cứ vào khả năng tài chính để hoạch định chi phí khi sinh con mà có sự mua sắm cho phù hợp. Do thời gian mang bầu chỉ kéo dài trong gần 1 năm, nên lời khuyên là mẹ bầu nên tiết chế việc mua sắm để tránh lãng phí. Ngoài ra, nếu bạn mang bầu lần đầu và có kế hoạch sinh con thứ 2 thì nên mua những món đồ có độ bền cao, để có thể dùng lại vào lần mang thai thứ 2. Như vậy, sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Chi phí khám thai
Việc khám thai định kỳ là không thể thiếu trong suốt thời gian mang thai. Việc khám thai sẽ đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé. Đồng thời chẩn đoán sớm những nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi, để có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng lúc. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần khám thai tối thiểu 3 lần và thông thường là khoảng 7 đến trên 10 lần, tùy vào tình trạng riêng của từng người.
Chi phí sinh con
Chi phí sinh con cũng là một khoản chi phí rất lớn gồm: tiền bệnh viện, tiền thuốc, dụng cụ vật tư y tế, thăm khám em bé…
Ngoài ra, trong chi phí sinh con còn có cả chi phí nằm viện sau sinh. Chi phí nằm viện phụ thuộc vào việc thai phụ chọn bệnh viện nào để sinh và loại phòng dịch vụ ở mức giá nào.
Đối với chi phí khám thai và sinh con, nếu bạn có bảo hiểm, thì phần lớn chi phí khám thai định kỳ và sinh con sẽ được bảo hiểm chi trả, số tiền bạn phải chi là rất nhỏ. Trong trường hợp bạn khám ngoài định kỳ, sử dụng gói khám dịch vụ, khám kỹ thuật cao… thì sẽ phải tự chi trả chi phí này.
Chi phí cho em bé
Chi phí cho em bé thường rất tốn kém. Đây là khoảng chi phí lớn nhất trong danh sách dự trù chi phí khi sinh con và đặc biệt chi phí này phải chi trong thời gian dài nên có thể xem là chi phí dài hạn. Khoảng chi này được dùng trong việc mua tả, sữa, nôi, giường, đồ dùng cá nhân và sinh hoạt phí cho con,…
Chi phí cho em bé là khoảng chi phí lớn, dài hạn (Ảnh minh hoạ).
Như vậy, suốt từ khi mang thai đến lúc em bé ra đời, có rất nhiều khoản tài chính phải chi. Số tiền cần bỏ ra không hề nhỏ, nếu tính tổng toàn bộ những chi phí này. Do đó, bố mẹ cần có sự chuẩn bị thật tốt về khâu tài chính trước khi nghĩ đến việc mang thai. Hãy để con bạn được ra đời trong sự chuẩn bị tốt và kỹ càng nhất.