Bệnh gút là một loại viêm khớp mà gặp phổ biến nhất là ở nam giới. Kể cả những người béo phì và nam giới ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong đó, chế độ ăn uống đóng một vài trò quan trọng. Vì vậy, bệnh nhân gút cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để làm giảm các cơn đau khớp.
Hải sản
Người bị bệnh gút không nên ăn sò (Ảnh minh họa)
Phó giáo sư Lona Sandon, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm y tế Đại học Texas, Dallas của Mỹ khuyến cáo các bệnh nhân gút nên hạn chế ăn các loại đồ biển, đặc biệt là sò. Bởi sò là một trong những loại thực phẩm giàu chất đạm, có một số chất đạm phân hủy thành các chất độc kết tinh tại các khớp xương. Nếu bạn đang bị bệnh gút thì tuyệt đối không nên ăn, vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng. Khi bệnh đang trong trạng thái ổn định, mỗi ngày bạn cũng chỉ nên dùng tối thiểu khoảng 110g hải sản.
Cá trích
Do tính đặc thù của bệnh nên với những bệnh nhân bị gút thì càng phải cân nhắc trong việc sử dụng các loại thực phẩm. Trong đó phải kể đến cá trích, cá ngừ, cá cơm. Đây là 3 loại cá mà bệnh nhân gút tuyệt đối không nên cho vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Bởi chúng có thể gây tái phát cơn đau một cách nhanh chóng ở các khớp ngón chân, ngón tay.
Bia, rượu
Bia, rượu là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe của con người. Uống bia làm gia tăng hàm lượng uric-acid, đây là một chất độc gây ra bệnh gút. Đồng thời, uống bia hoặc rượu quá nhiều sẽ cản trở quá trình đào thải chất này ra khỏi cơ thể.
Đồ uống có đường
Những người mắc bệnh gút nên tránh xa các loại thức ăn có hàm lượng đường fructose cao như soda, nước hoa quả. Bởi những chất này kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều uric acid. Một nghiên cứu cho thấy, nam giới hấp thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn những người khác.
Nội tạng động vật
Ảnh minh họa
Gan, thận, lá lách,… là những món ăn từ nội tạng động vật bệnh nhân gút nên bỏ quả. Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều đạm, có tính kiềm cao làm gia tăng tình trạng bệnh gút.
Măng tây
Măng tây, súp lơ, rau chân vịt, nấm là những loại thực phẩm chứa hàm lượng purine cao hơn so với các loại rau khác. Chúng chứa lượng kiềm cao, cho nên khi bạn ăn các loại rau này chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà thôi.
Bệnh gút nên ăn gì? – Thực phẩm giàu kali: Chuối, bông cải xanh, cần tây. – Thực phẩm giàu carbohydrate: Gạo, bánh mì, mì ống. – Tăng cường uống nhiều nước. – Ăn ít muối và chất béo, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ. |
Dấu hiệu khi bị bệnh gút: – Xuất hiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ ở các khớp, đặc biệt là ở khớp ngón chân cái. – Cơn đau thường xảy ra vào lúc rạng sáng. – Những cơn đau thường bắt đầu sau uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thịt và hải sản. – Quanh vùng khớp bị đau, da có màu đỏ hoặc hơi tím. – Người bệnh có thể bị sốt, khó cử động, xuất hiện những cục tophi trên bàn tay, khuỷu tay hoặc sau vành tai. |