Chế độ ăn uống
Mỡ máu bao gồm 3 thành phần chính là cholesterol xấu, cholesterol tốt và triglyceride. Khi hàm lượng cholesterol xấu và triglyceride tăng cao sẽ gây ra tình trạng bệnh mỡ máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng nguy cơ suy tim và đột quỵ.
Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (Ảnh minh họa)
Nếu bạn cung cấp cho cơ thể quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm cholesterol tăng cao. Bạn sẽ tìm thấy loại chất béo không lành mạnh này trong các nguồn thực phẩm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, các loại đồ nướng hoặc chiên rán cũng có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Chính vì vậy, sữa nguyên chất, phô mai, bơ thực vật, bánh quy, sô-cô-la, thịt bò, thịt lợn, khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ khác bạn nên hạn chế ăn.
Thừa cân và béo phì
Tình trạng thừa cân, béo phì có khả năng làm tăng hàm lượng triglyceride và giảm cholesterol tốt trong máu. Khi cơ thể thừa cân sẽ lưu trữ thêm nhiều calo làm tăng các cholesterol xấu. Các chất béo thường hay tập trung ở vùng bụng. Trong trường hợp bạn đang thừa cân, nếu giảm được khoảng 10% trọng lượng cơ thể thì có thể cải thiện được tình trạng mỡ máu tăng cao.
Lười vận động
Đi xe đạp là hoạt động thể dục lành mạnh (Ảnh minh họa)
Nếu bạn là người “lười” vận động, suốt ngày chỉ muốn ngồi lì một chỗ thì bạn đang tự hủy hoại sức khỏe của mình đấy! Bởi theo các nghiên cứu, những người không hoạt động hoặc ít vận động thể chất có nguy cơ cholesterol trong máu tăng cao. Vì thế, mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian để chạy bộ, tập thể dục hoặc đi xe đạp nhằm giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol tốt trong máu.
Độ tuổi và giới tính
Tuổi tác và giới tính có ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu. Ở nữ giới khi bước sang giai đoạn mãn kinh lượng triglyceride và cholesterol xấu ngày càng tăng cao và có nhiều khả năng mắc bệnh xơ vữa động mạch. Trong khi đó, ở nam giới dễ bị mắc bệnh mỡ máu tăng cao và thường dao động ở độ tuổi sau 45.
Do yếu tố sức khỏe
Đừng bỏ qua tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, nếu cơ thể bạn bị một số bệnh như tiểu đường hay suy tuyến giáp cũng có thể làm tăng cholesterol. Lúc này, bạn cần chú ý hơn về ăn uống để hỗ trợ vào quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả.
Tiền sử gia đình
Trên thực tế, có một số bệnh liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh mỡ máu tăng cao cũng vậy, nếu các thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ có mức cholesterol cao thì bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
Hút thuốc lá
Ảnh minh họa
Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, không chỉ đối với bạn mà còn những người xung quanh. Một điều bạn cần quan tâm nữa là hút thuốc lá có thể làm giảm cholesterol tốt, gia tăng các bệnh về tim mạch. Hút thuốc lá giống như bạn đang tự đầu độc cơ thể mình. Ngay từ bây giờ, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá trước khi quá muộn.
Thường xuyên căng thẳng
Công việc, gia đình… tất cả mọi thứ làm bạn thường xuyên bị căng thẳng. Hầu hết khi bị stress, người ta thường tìm đến các chất kích thích, tập thể dục ít đi và ăn nhiều hơn. Chúng sẽ tác động trực tiếp rất lớn đến hàm lượng cholesterol trong máu, tăng huyết áp và một số bệnh về tim mạch. Hãy giữ tinh thần được thoải mái, tham gia các hoạt động vui chơi nhiều hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi.