Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Trên thực tế, hệ thống thần kinh cũng như nội tiết tố đóng vai trò kiểm soát sự bắt đầu của tuổi dậy thì rất phức tạp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số yếu tố về môi trường, lối sống, dinh dưỡng… có thể góp phần vào sự suy giảm tuổi tác.
Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu thật thấu đáo về chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm để giúp con phòng ngừa, phát triển một cách an toàn nhất. Hiện tượng dậy thì sớm xuất hiện ở cả bé trai lẫn bé gái. Theo đó, nguyên nhân dậy thì sớm xảy ra do sự chuyển đổi từ chế độ ăn thực vật sang chế độ ăn động vật, với các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn nhiều sản phẩm từ sữa, thịt và các loại thực phẩm thực vật chế biến có liên quan tương đối mật thiết đến chứng đau bụng kinh sớm ở các bé gái. Chính sự gia tăng hoạt động hormone sớm và có phần nhiều hơn này sẽ dẫn đến dậy thì sớm hơn.
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm, cũng như mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sự phát triển hormone sớm ở trẻ nhé!
Mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Theo các chuyên gia, thừa cân và béo phì cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng dậy thì sớm. Nhiều nghiên cứu đã kết luận được rằng, có mối liên hệ giữa trẻ bị béo phì, dậy thì sớm và chế độ dinh dưỡng ở trẻ em gái. Bên cạnh đó, androstenedione – nội tiết tố nam được tạo ra trong tuyến thượng thận và buồng trứng được chuyển đổi trong các tế bào mỡ thành estrogen.
Theo các chuyên gia, tế bào mỡ được xem như nhà máy sản xuất estrogen. Theo đó, khi tăng cân thì nồng độ hormone dĩ nhiên sẽ tăng theo. Lúc này, lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ tham gia vào quá trình làm thay đổi mức độ của các hormone insulin, leptin và estrogen. Tất cả những yếu tố này được xem là lý do dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.
Không chỉ vậy, những trẻ em lười vận động có có nguy cơ đối mặt với việc giảm mức melatonin. Và đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến các tín hiệu trong não kích hoạt sự phát triển ở tuổi mới lớn.
Thực phẩm chứa nhiều protein động vật
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm có chứa nhiều đạm động vật liên quan khá mật thiết đến việc tình trạng dậy thì sớm. Trong khi đó, đạm thực vật lại có tác dụng ngược lại.
Cụ thể, protein mà trẻ em sử dụng trong giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi có khả năng xác định thời điểm các bé bắt đầu dậy thì. Theo đó, nếu các bé thu nạp nhiều protein động vật ở giai đoạn đó có xu hướng bắt đầu dậy thì sớm sớm hơn so với những đứa trẻ bổ sung đạm thực vật.
Đối với các bé ăn nhiều thức ăn có chứa đạm thực vật thường bắt đầu quá trình dậy thì muộn hơn (trung bình 7 tháng) và ngược lại, trẻ bổ sung quá nhiều đạm động vật sẽ bắt đầu dậy thì sớm hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một gam protein động vật có liên quan đến việc tăng 17% nguy cơ trẻ em gái bắt đầu có kinh sớm ở độ tuổi 12. Cụ thể, thịt có khả năng làm gia tăng nồng độ hormone tăng trưởng IGF-1 gây dậy thì sớm.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã kết luận rằng, đạm động vật có liên quan khá mật thiết đến chứng đau bụng kinh sớm hơn và lượng đạm thực vật. Việc các bé ăn ít thịt và sữa cũng có thể phản ánh việc tiêu thụ các hóa chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường (EDCs) đã tích tụ trong các mô động vật.
Ngành chăn nuôi sử dụng testosterone steroid đồng hóa nhằm gia tăng khối lượng cơ bắp ở gia súc. Việc này vô tình làm thúc đẩy quá trình sản xuất hormone sinh dục nam ở cả bé trai lẫn bé gái. Trên thực tế, thịt bò Mỹ được phát hiện có chứa hàm lượng estrogen cao gấp 600 lần so với thịt bò ở Nhật, điều này có thể tạo điều kiện tích tụ estrogen trong cơ thể và gây ra tình trạng dậy thì sớm.
Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa
Trên thực tế, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa chiếm khoảng 60 đến 70% lượng oestrogen đến từ các loại thực phẩm khác, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.
Theo đó, rất nhiều nghiên cứu được đã chỉ ra rằng, hormone tăng trưởng mạnh mẽ ở trẻ em gái vị thành niên uống từ một lít mỗi ngày. Ngoài ra, mức độ hormone steroid sinh dục ở các bé cũng gia tăng hơn gấp ba lần trong vòng một giờ sau khi uống sữa bò.
Trong giai đoạn dậy thì, nồng độ IGF-1 trong huyết thanh tăng lên và được tăng cường hơn nữa khi uống sữa.
Thực phẩm giàu chất béo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vi khuẩn trong ruột cũng đóng vai trò làm gia tăng nồng độ estrogen. Theo đó, một chế độ dinh dưỡng với nhiều chất béo, ít chất xơ sẽ gây nên sự phát triển của một số vi khuẩn chuyển đổi axit mật thành hormone sinh dục. Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ tạo ra nhiều axit mật được chuyển hóa thành hormone sinh dục.
Ngoài ra, một chế độ ăn với rất nhiều các loại chất béo, thịt sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tiết ra một loại enzyme, gây nên sự phá vỡ chất không hấp thụ được và giải phóng các hormone. Sau đó, các hormone này sẽ được hấp thu trở lại vào dòng máu, dẫn đến nồng độ estrogen cao gây ra tình trạng dậy thì sớm.
Xây dụng chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ dậy thì sớm ?
Để giúp các con phát triển an toàn, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm. Theo đó, chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm cần tập trung vào các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chế độ ăn này sẽ giúp giữ cho lượng protein hấp thụ trong phạm vi an toàn và giảm tiêu thụ EDC của các bé.
Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm cũng cần phải giảm thiểu tối đa các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa. Thay vào đó, bố mẹ hãy sử dụng sữa hạnh nhân, hoặc cây gai dầu thay vì sữa bò
Hạn chế tối đa thực phẩm đã qua chế biến – đây là những thực phẩm giàu calo và nghèo chất dinh dưỡng, đồng thời chúng thúc đẩy bệnh béo phì và các bệnh khác.
Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm nên có nhiều loại thực phẩm tự nhiên, bao gồm các loại rau xanh, củ quả như bí, ngô, cà rốt, cà chua, hành tây, nấm, các loại hạt. Bên cạnh đó, quả bơ, đậu, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt cũng được xem là thực phẩm tốt cho các bé.
Bên cạnh chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm, bố mẹ cũng cần khuyến khích con cái tích cực vận động và tập thể dục thường xuyên.
Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ đã hiểu hơn về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và tình trạng trạng dậy thì sớm ở trẻ em; biết được chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm cần có những gì để bảo vệ sức khỏe của các bé một cách toàn diện nhất.