Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, đặc biệt sắt giúp vận chuyển oxy trong cơ thể. Phụ nữ sau sinh rất dễ bị thiếu sắt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là thiếu máu. Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu sắt sau sinh? Những thực đơn nào bổ sung sắt sau sinh cho mẹ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Không bổ sung sắt sau sinh bị bệnh gì?
Không bổ sung sắt sau sinh gây thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh. Cụ thể bao gồm:
- Cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi, từ đó không đảm bảo được việc chăm sóc em bé mới sinh một cách tốt nhất.
- Gây ra những thay đổi về cảm xúc và nhận thức làm ảnh hưởng đến tương tác của mẹ và trẻ sơ sinh và giảm gắn kết giữa mẹ và bé. Qua đó cũng sẽ tác động tiêu cực đến hành vi và sự phát triển của trẻ.
- Không bổ sung sắt sau sinh khiến phụ nữ trở nên nóng nảy, cáu kỉnh và làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Vì sao mẹ sau sinh có nguy cơ thiếu sắt?
Thực tế, trong thời kỳ hậu sản (kéo dài khoảng 6 tuần sau khi sinh), nhu cầu bổ sung chất sắt của mẹ thường giảm so với khi mang thai. Thêm nữa, lượng sắt dự trữ trong cơ thể mẹ truyền qua sữa khi con bú là rất ít. Dù vậy thì người mẹ vẫn có nguy cơ thiếu sắt vì một số nguyên nhân như:
- Mẹ từng bị thiếu sắt trước và trong khi mang thai
- Lượng sắt bổ sung không được cơ thể mẹ hấp thụ đầy đủ
- Mất máu nhiều trong khi sinh con.
Chính vì nguy cơ kể trên mà thời kỳ hậu sản được xem là thời gian quan trọng để phục hồi lượng sắt bị mất trong quá trình mang thai và sinh nở. Do vậy, nếu có dấu hiệu thiếu sắt thì mẹ nên chú ý bổ sung sắt sau sinh theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe sau sinh mẹ nhé.
Dấu hiệu sản phụ bị thiếu sắt sau sinh
Khi lượng sắt trong cơ thể thấp, mệt mỏi là dấu hiệu dễ thấy nhất. Ngoài ra, khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, một số triệu chứng khác bao gồm:
- Thân nhiệt thấp, tay chân lạnh
- Chóng mặt
- Cảm thấy yếu ớt
- Móng tay giòn, da nhợt nhạt
- Rối loạn nhịp tim, khó thở, tức ngực
- Nhức đầu, ù tai
- Thay đổi khẩu vị
Nhu cầu sắt cho phụ nữ sau sinh là bao nhiêu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung sắt trong khoảng từ 10 đến 30 mg mỗi ngày tùy thuộc vào sinh khả dụng của sắt trong khẩu phần ăn, nghĩa là loại sắt trong chế độ ăn có dễ hấp thu hay không.Tốt nhất, sản phụ bị thiếu máu thiếu sắt nên bổ sung sắt sau sinh theo chỉ định của bác sĩ dựa vào kết quả xét nghiệm và khám lâm sàng của từng người. Một số bà mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng có thể được chỉ định tiêm tĩnh mạch hoặc truyền máu để đảm bảo cơ thể có đủ lượng máu cần thiết duy trì ổn định các hoạt động sống.
Một số thực phẩm bổ sung sắt sau sinh cho mẹ
Bên cạnh việc uống thuốc sắt theo chỉ định của bác sĩ, sản phụ có thể ưu tiên bổ sung sắt sau sinh bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất này. Cụ thể như:
Gan
Gan được biết tới là thực phẩm giàu sắt, có thể đáp ứng được 80% nhu cầu sắt của một người bình thường và 35% nhu cầu sắt của mẹ sau sinh. Ngoài ra trong gan còn có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng có ích đối với sức khỏe sản phụ như:
- Vitamin B12: 3.46% nhu cầu hàng ngày
- Vitamin A: 860 – 1.100% nhu cầu hàng ngày
- Vitamin B2: 210 – 260% nhu cầu
- Vitamin B9 (axit folic): 65% nhu cầu hàng ngày
- Đồng: 1.620% nhu cầu hàng ngày
- Cholin: 100% nhu cầu hàng ngày
Tuy nhiên, sản phụ chỉ nên ăn 1 bữa 1 tuần và chọn loại có nguồn gốc sạch, đảm bảo chất lượng. Vì nếu ăn nhiều có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc, thừa cholesterol, bị ngộ độc vitamin A và bổ sung thừa 1 số vitamin và khoáng chất khác.
Thịt đỏ
Trong 100g thịt đỏ (thịt bò, dê, cừu,…) có chứa 270mg sắt. Ngoài ra, thịt đỏ còn có chứa nhiều protein, selen, và vitamin nhóm B. Sản phụ ăn nhiều thịt đỏ sẽ bổ sung và giữ sắt tốt hơn so với người không ăn thịt đỏ.
Động vật thân mềm có vỏ
Động vật thân mềm có vỏ như hàu, sò điệp, ngao, ốc…đều có hàm lượng sắt phong phú, giúp mẹ sau sinh có thể nhanh chóng tại tạo máu, cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt sau sinh.
Trứng
Trong 100g trứng gà có chứa 2,7mg sắt và nhiều DHA. Việc bổ sung sắt sau sinh và DHA thông qua trứng giúp sản phụ giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
Thịt gà
Thịt gà là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời với 100g thịt có chứa 0.7mg sắt. Ngoài ra thịt gà còn có chứa nhiều protein rất cần thiết cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.
Mật ong
Mật ong cũng là thực phẩm chứa 1 lượng sắt dồi dào giúp mẹ sau sinh duy trì sự cân bằng giữa các huyết sắc tố và các huyết cầu máu đỏ.
Củ cải đường
Củ cải đường cũng là thực phẩm bổ sung sắt sau sinh gốc thực vật ngăn ngừa, cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. Các dinh dưỡng trong củ cải đường tham gia vào quá trình kích hoạt, sửa chữa hồng cầu. Khi đã được kích hoạt, các tế bào hồng cầu sẽ có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho các tế bào khác.
Quả chà là
Quả chà là chứa nhiều loại vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, magie, vitamin B6,… trong đó sắt có hàm lượng cao nhất. Bên cạnh đó, chất xơ có trong quả chà là còn giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ điều trị ung thư nếu được bổ sung khoảng 20 – 35g/ngày.
Khoai tây
Khoai tây là một trong những thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu sắt nhất. Trong 100g khoai tây có chứa khoảng 3,2mg sắt. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn khoai tay chiên vì chứa nhiều dầu mỡ gây hại cho sức khỏe. Theo đó, các món được khuyến khích chế biến với khoai tay gồm nướng, luộc, hấp, hầm vì vẫn đảm bảo giữ lại được nhiều hàm lượng sắt nhất có thể.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là nguồn sắt trong các loại thực phẩm có từ thực vật thường là loại sắt sẽ chịu nhiều sự ảnh hưởng bất lợi như tình trạng sắt của cơ thể, canxi trong thức ăn, khả năng gắn với phenolic… các điều kiện này làm giảm hấp thu. Trong khi đó nguồn sắt từ động vật thì không. Do đó, mẹ nên ưu tiên bổ sung sắt sau sinh thông qua chế độ ăn đầy đủ thịt, cá, nhất là thịt đỏ để giúp bổ máu.
Việc bổ sung sắt sau sinh cho sản phụ thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng viên sắt theo chỉ định liều lượng của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau sinh mà còn cân bằng tâm trạng, tránh dẫn tới tình trạng trầm cảm sau sinh. Đừng quên chăm sóc bản thân thật tốt, mẹ nhé!