Mẹ&Con - Sắt là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu trong máu. Nếu cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Trong khi đó, bạn có biết rằng bầu chính là một trong những đối tượng rất dễ thiếu sắt không? 8 loại thực phẩm tăng cường lượng sắt trong máu Bổ sung sắt cho bầu: Thiếu, thừa đều nguy

 Có nhiều cách để bổ sung sắt như: Lựa chọn những thực phẩm tươi có nhiều chất sắt cho bữa ăn hàng ngày như thịt bò, gan heo, hải sâm, nấm mèo, nấm hương khô, đậu nành, cần tây, rau dền đỏ… Ngoài ra, bầu nên bổ sung viên sắt theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ cho từng trường hợp trong suốt giai đoạn mang thai.  

Thiếu sắt? Đừng… đùa!

Thiếu sắt thường gây váng đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, buồn ngủ, thở hổn hển, khó thở khi gắng sức, da xanh xao, miễn dịch kém… Phụ nữ mang thai thiếu sắt dễ bị nhiễm độc thai nghén, thai nhi phát triển không tốt, có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và dễ bị chảy máu, thiếu máu sau sinh.

Khi có thai, dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể phụ nữ rất dễ không đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai. Vì vậy, không phải vô cớ khi hầu hết những người đến khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai đều được bác sĩ “kê toa” bổ sung thêm sắt. Cũng không phải vô cớ khi ngay trong lần khám thai đầu tiên của bạn, sắt trở thành “món” được bác sĩ chỉ định bổ sung ngay.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng trên 43% phụ nữ trong độ tuổi 15-50 ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ này tăng lên đến… 56%! Trong đó, 80% các trường hợp thiếu máu này chính là từ nguyên nhân thiếu sắt gây ra.

bau-chinh-la-mot-trong-nhung-doi-tuong-rat-de-thieu-sat-nhat

Phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 50, do có chu kỳ “hàng tháng” nên phải đối mặt thường xuyên với tình trạng thiếu sắt do mất máu kéo dài. Trong khi đó, hầu như rất ít bạn gái trẻ hay phụ nữ mới lập gia đình ý thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt cho cơ thể, nhằm chuẩn bị cho một quá trình mang thai khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu trong thời kỳ mang thai, và điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai, gây giảm trọng lượng thai. Bệnh thiếu sắt còn khiến bà mẹ khi mang thai không đủ hồng cầu để vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. Bạn sẽ nhận ra rất dễ dàng, một thai phụ thiếu sắt thường hổn hển, mệt mỏi, dễ ngất hơn một thai phụ có đầy đủ lượng sắt, khỏe mạnh, hồng hào.

Làm thế nào để nhận ra mình thiếu sắt từ trước lúc có ý định làm mẹ? Bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu “bên ngoài” của cơ thể như mệt mỏi, da tái xanh, khi đang ngồi mà đột ngột đứng dậy thường thấy xây xẩm mặt mày, móng tay giòn, dễ gãy, hơi thở hổn hển, ít khát nước. Ngoài ra, nếu đi khám tổng quát định kỳ 6 tháng/lần, bạn có thể được bác sĩ nhắc nhở điều này thông qua các xét nghiệm để ước lượng xem bạn thiếu sắt ở mức nào.

Cơ thể phụ nữ trước khi mang thai cần gấp đôi lượng sắt. Lưu ý, thai nhi có nhu cầu về sắt cao nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ vì vậy đây là thời điểm bạn nên đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt.

Mẹ cần biết

Thiếu hụt sắt kéo dài, bạn rất dễ bị rối loạn quá trình sinh hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Và khi có thai bị thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ như dễ bị sảy thai, đẻ non, đẻ con có cân nặng sơ sinh thấp và dễ bị băng huyết sau sinh, dễ bị nhiễm trùng và sẽ chậm hồi phục sức khoẻ sau sinh. Thiếu sắt trong bào thai sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của não của trẻ do sắt tham gia trong quá trình hình thành mô não và tổn thương này khó hồi phục sau sinh. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ có dự trữ sắt thấp chỉ bằng một nửa so với bà mẹ không thiếu máu.

Làm cách nào để bổ sung?

 Bạn cần được bổ sung viên sắt ngay từ những ngày đầu mang thai. Với những người có mức hồng cầu đạt yêu cầu thì sẽ bổ sung sắt ở giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ. 

Có nhiều cách để giúp bạn bổ sung sắt trước và trong khi mang thai. Trong đó, hai phương pháp chủ yếu, dễ thực hiện nhất là dùng thực phẩm tự nhiên loại có nhiều chất sắt và uống các viên sắt bổ sung. Phương pháp thứ nhất thường được các bác sĩ khuyên dùng với những trường hợp thiếu sắt nhẹ. Bạn chỉ cần tăng cường, thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày bằng cách “cho thêm” nhiều thực phẩm giàu sắt dễ tìm như các loại rau (rau bồ ngót, rau muống), ăn nhiều thịt bò, cá biển. Ngoài ra, các loại thực phẩm như nước sốt cá, patê, đường… cũng bổ sung được một hàm lượng sắt nhất định.

Trường hợp thứ hai, nếu việc thiếu sắt ở mức khá “trầm trọng” và điều kiện ăn uống hàng ngày khó có thể bổ sung đầy đủ thực phẩm nhiều chất sắt, bác sĩ có thể chỉ định để uống viên sắt bổ sung. Các chế phẩm sắt có thể được sử dụng bổ sung đều đặn mỗi tuần một lần trong nhiều tháng hoặc bổ sung đều đặn mỗi ngày, uống thành đợt kéo dài khoảng 2-3 tháng.

bau-chinh-la-mot-trong-nhung-doi-tuong-rat-de-thieu-sat-nhat

Nên tiến hành việc bổ sung sắt này càng sớm càng tốt (từ trước khi lập gia đình hoặc mới lập gia đình) chứ không nên đợi đến lúc mang thai mới bổ sung. Vì nhờ đó sẽ giảm tỷ lệ tác dụng phụ gây ra do các chế phẩm sắt khi sử dụng kéo dài và đảm bảo lượng sắt đưa vào cơ thể từ từ thay vì “làm cái ào” sẽ được hấp thu triệt để hơn.

Một số mẹo nhỏ bổ sung sắt mà bạn dễ dàng áp dụng như: Bên cạnh việc “nạp” các loại thực phẩm nhiều sắt, bạn nên uống thêm cam, chanh, vitamin C vì vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt trong thực phẩm. Hạn chế tối đa trà, cà phê, nước ngọt có ga vì những thức uống này sẽ khiến công bổ sung sắt của bạn thành… công cốc do chúng “cản” sự hấp thụ sắt vào cơ thể. Ngoài các bữa ăn chính, bạn có thể “nhóp nhép” thêm các loại nho khô, chà là, dừa nạo. Những chất này bổ sung chất sắt không ít. Nếu uống viên sắt, bạn nên uống vào lúc mới ngủ dậy, vì vi chất sắt được hấp thụ tốt nhất vào thời điểm này. Tất nhiên, nếu bao tử bạn “có vấn đề” thì không nên, bạn có thể bổ sung sắt vào khoảng 1 tiếng trước khi ăn cơm trưa.

Lưu ý một “tác dụng phụ” quan trọng là khi uống viên sắt bổ sung có thể gây táo bón. Vì vậy, bạn hạn chế đợi đến lúc mang thai mới uống cũng như song song với việc uống viên sắt phải chịu khó ăn nhiều rau củ quả, bổ sung lượng chất xơ cho cơ thể. Các loại dưa leo, cà chua, củ cải, cà rốt, rau nói chung đều bổ sung nhiều chất xơ. Trường hợp vẫn không hết táo bón, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để chọn cách thức bổ sung sắt khác, phù hợp với cơ thể hơn. 

Tuy nhiên, đừng để thừa!

Giữ cho không thiếu sắt là việc rất cần làm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì quá lo mà bổ sung sắt quá nhiều, vượt cả chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ, thiếu hay thừa trong trường hợp này đều không tốt cả.

bau-chinh-la-mot-trong-nhung-doi-tuong-rat-de-thieu-sat-nhat

Thiếu máu, thiếu sắt được xem là liên quan đến ¼ trường hợp tử vong ở thai phụ, sản phụ, làm gia tăng các tai biến sản khoa, nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh. Ngược lại, nếu tự bổ sung mà không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến thừa sắt, gây tổn thương các cơ quan như: xơ gan, đái tháo đường do rối loạn chức năng tụy, rối loạn chức năng tim mạch.

Về phía thai nhi, nếu mẹ uống thừa sắt và trẻ hấp thu chất từ cơ thể mẹ bị dư thừa thì khi chào đời mông thường bị xanh từng mảng. Tuy nhiên, đây là triệu chứng lành tính và sẽ tự hết khi bé lớn.

Tags:

Bài viết liên quan