Chứng rối loạn nhai lại thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Trẻ thường sẽ nôn ngược thực ăn vừa nuối trước đó và đã được tiêu hóa một phần để phục vụ việc nhai lại.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là rối loạn nhai lại, hay là một triệu chứng rối loạn ăn uống, nếu như trước khi xuất hiện hành vi này trẻ vẫn ăn uống bình thường.
Hầu hết các trường hợp thức ăn được nhai lại sẽ được trẻ theo quán tính nuốt lại, nhưng cũng sẽ có một số trẻ cố nhả số thức ăn này ra.
Hội chứng này được xác định nếu trước đây trẻ vẫn ăn uống bình thường và sau khi hành vi rối loạn nhai lại này xảy ra, chúng sẽ tiếp diễn một cách thường xuyên – hầu như là mỗi ngày, liên tục trong vòng ít nhất 1 tháng. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé!
Triệu chứng rối loạn nhai lại ở trẻ nhỏ
Mẹ có thể nhận thấy trẻ có mắc phải chứng rối loạn nhau lại hay không qua những biểu hiện sau đây:
- Nôn thức ăn nhiều lần lặp đi lặp lại
- Nhai lại thức ăn nhiều lần
- Sụt cân
- Có dấu hiệu hôi miệng – sâu răng
- Tiêu hóa kém, dễ đau bụng
- Môi khô ráp, nứt nẻ.
Xem thêm: Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, nguyên nhân do đâu ?
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh khi mắc phải hội chứng rối loạn nhai lại còn có thêm nhiều hành vi bất thường đặc trưng như cong lưng, hơi ngả đầu ra phía sau, đau đầu, co thắt cơ bụng, miệng giống như đang mút…
Đây được xem là những hành động khi trẻ đang cố gắng nôn số thức ăn vừa nuốt ra để nhai lại. Cha mẹ cũng có thể dễ phát hiện ra hành vi này vì trẻ thường tỏ ra thích thú khi thực hiện hành động này.
Tại sao trẻ lại mắc phải chứng rối loạn nhai lại?
Chứng rối loạn nhai lại thường xảy ra ở các trẻ sơ sinh và trẻ từ 3 – 12 tháng, hoặc trẻ có khả năng nhận thức kém. Hiện tượng này ít gặp ở những trẻ lớn, thanh thiếu niên hay người lớn. Các bé trai thường có nguy cơ mắc hiện tượng này cao hơn bé gái.
Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn nhai lại ở trẻ vẫn chưa được tìm ra, vì đây được xem là một rối loạn tiêu hóa nên bị loại trừ lí do bị gây ra bởi nhiễm trùng hoặc viêm sưng.
Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có khó chữa trị không
Ngoài ra, ở một số trẻ em, sự nhai lại diễn ra vào những dấu mốc quan trọng, căng thẳng trong sự phát triển của trẻ như một biểu hiện của sự chối bỏ, hoặc trẻ trước đây đã từng trải qua một chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng hơn, như chứng háu ăn.
Một số yếu tố có thể góp phần vào việc phát triển triệu chứng của chứng rối loạn nhai lại như:
- Trẻ bị tác động tâm lý khi vừa trải qua một bệnh lý nghiêm trọng hoặc căng thẳng trong cuộc sống
- Cha mẹ không có thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ hoặc mối quan hệ bất không hòa hợp giữa trẻ và mẹ không tốt khiến trẻ cảm thấy thoải mái và an ủi bản thân khi thực hiện các hành vi nhai lại thức ăn mà không bị kiểm soát. Đối với một số trẻ, con làm vậy để gây sự chú ý từ cha mẹ.
Khi nào nên tìm đến bác sĩ?
Nếu như triệu chứng rối loạn nhai lại xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bằng cách thu thập các triệu chứng và khám tổng quát cho trẻ.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng một số xét nghiệm khác như chụp X-quang, xét nghiệm máu để tìm và loại trừ các tình trạng nguy hiểm khác có thể gây ra việc nôn ở trẻ như các vấn đề liên quan đến dạ dày, đường ruột.
Những xét nghiệm này cũng sẽ giúp bác sĩ đánh giá được hành vi này sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ như thế nào bằng cách quan sát và tìm ra dấu hiệu mất nước, thiếu chất dinh dưỡng.
Và để kết luận chuẩn đoán rối loạn nhai lại một cách chính xác hơn, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét những thói quen ăn uống của trẻ, ví dụ như quan sát biểu hiện của con sau khi ăn hoặc nuốt thức ăn.
Điều trị chứng rối loạn nhai lại như thế nào?
Bởi chứng nhai lại là một hành vi mà trẻ tự học được và cảm thấy thích thú khi làm việc này nên việc điều trị cho chứng rối loạn nhai lại này có thể liên quan đến sự thay đổi hành vi của trẻ.
Phác đồ điều trị hành vi cho rối loạn nhai lại sẽ bao gồm các kỹ thuật đảo ngược thói quen thông qua sử dụng phương pháp cho trẻ thở đặc biệt (thở bằng cơ hoành) để tránh việc thôi thúc nôn lại thức ăn ra ngoài sau khi vừa nuốt.
Các biểu hiện của chứng rối loạn nhai lại của trẻ sẽ từ từ hết dần đi khi trẻ được cho tập luyện các hành vi đảo ngược thói quen này thường xuyên, vì trẻ không thể vừa thực hiện các hành động này vừa nôn lại thức ăn trở ngược ra ngoài cùng lúc. Tốt hơn, bạn nên đưa trẻ tham khảo hướng dẫn bác sĩ để có thể thực hiện một cách đúng nhất, sau đây là một số kỹ thuật khác trong liệu pháp này bao gồm:
- Thay đổi tư thế của trong và sau bữa ăn
- Khuyến khích cha mẹ nên tương tác với trẻ nhiều hơn trong suốt quá trình ăn uống, cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương nhiều hơn
- Không cho trẻ xem TV, máy tính bảng hoặc điện thoại trong lúc ăn
- Làm cho các bữa ăn của con trong ngon mắt hơn, làm việc ăn uống trở thành một trải nghiệm khám phá các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái, dễ chịu
- Cho trẻ ngồi ăn trên bàn và ghế ngồi, tránh để con lười biếng nằm ăn
- Đánh lạc hướng trẻ khi con bắt đầu có dấu hiệu nhai lại
- Đặt chanh hoặc món gì có vị chua hoặc món mà trẻ không thích lên lưỡi con ngay khi con bắt đầu nôn ói.
Tuy nhiên, để hạn chế các nguy cơ mắc hội chứng rối loạn nhai lại ở trẻ, bạn nên cẩn thận với những thói quen ăn uống của con nhiều hơn. Bởi lẽ, những thói quen ăn uống không tốt có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Cha mẹ nên nhớ, không có phương pháp nào để ngăn ngừa chứng rối loạn nhai lại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu như cha mẹ chú ý nhiều hơn đến thói quen ăn uống của trẻ khi ở nhà, bạn có thể phát hiện ra dấu hiệu của triệu chứng này trước khi mọi thứ tồi tệ hơn. Hy vọng qua bài viết trên, Mẹ và Con đã cung cấp được cho cha mẹ những thông tin bổ ích, hiểu rõ hơn về hội chứng ăn uống khó chịu này ở trẻ cũng như những dấu hiệu phát hiện và điều trị sớm, giúp trẻ ăn ngoan chóng lớn hơn!