Mẹ&Con – Nấu cơm là việc làm tưởng chừng vô cùng đơn giản. Thế nhưng, để nấu được nồi cơm ngon mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng có trong gạo thì không phải ai cũng biết. Mẹo nấu cơm với dầu dừa giúp cắt giảm 50% calo từ tinh bột Mẹo nấu cơm giúp cả nhà ngăn ngừa ung thư và đột quỵ Cách nấu cơm giảm lượng calo

Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi nấu cơm khiến cơm bị mất chất dinh dưỡng bạn nên tránh.

Chọn gạo có mùi quá thơm

Ngày nay, khi đời sống được nâng cao, nhiều gia đình không chỉ muốn cơm dẻo mà còn phải thơm. Tuy nhiên, khi chọn gạo quá thơm có thể rất nguy hiểm bởi để gạo thơm và bảo quản được lâu hơn, người bán gạo thường sử dụng các hương liệu tạo mùi, giữ cho mùi được thơm lâu. Ngoài tính độc hại, các hương liệu tạo mùi thường không có nguồn gốc rõ ràng nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. 

Vì vậy, khi mua gạo, bạn nên chọn những hạt gạo trắng, dài, không bị gãy vụn, không chọn những hạt gạo dị dạng, có màu lạ. Đặc biệt không nên mua loại gạo có mùi thơm lạ, thơm quá mức. Trước khi mua gạo nên bỏ nắm gạo trên tay và ngửi để phân biệt gạo có sử dụng hóa chất tạo mùi hay không.

Không rửa tay trước khi vo gạo

Có khoảng 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vậy nên, nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ trước khi vo gạo sẽ khiến các vi khuẩn chui vào bên trong cơ thể và các hóa chất độc hại từ môi trường, các chất bẩn khác do tiếp xúc thông thường. Do đó, bạn hãy nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi vào bếp để loại bỏ các nguy cơ lây bệnh do vi khuẩn.

Vo gạo quá kỹ

Nhiều người thường có thói quen vo 4-5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục. Chính sai lầm thường gặp khi nấu cơm này đã làm mất đi một lượng lớn vitamin có trong hạt gạo. Vì vậy, khi vo gạo bạn chỉ nên vo 1 -2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được.

8 sai lầm khiến cơm mất hết chất dinh dưỡng quý giá 5

Vo gạo quá kĩ làm mất một lượng lớn vitamin có trong hạt gạo (Ảnh minh họa).

Nấu cơm bằng nước lạnh

Hầu hết mọi người đều có sai lầm thường gặp khi nấu cơm là nấu cơm bằng nước lạnh. Nhưng việc sử dụng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước ấm sẽ khiến lớp ngoài của hạt gạo bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ. Do vậy bạn nên nấu cơm bằng nước ấm thay vì nước lạnh để giúp hạt gạo thơm dẻo cũng như giữ lại các chất dinh dưỡng.

Đổ ít hoặc quá nhiều nước

Nếu không muốn ăn cơm quá nhão hoặc khô cứng, bạn nên chú ý lường nước vừa đủ. Nếu cơm gạo tẻ trắng tỷ lệ giữa gạo và nước là 1:1,2- 1,4. Thông thường mặt nước cao hơn mặt gạo từ 2-4 mm là vừa, nếu trộn thêm lương thực phụ như gạo tím, cao lương hoặc kê… thì phải thêm nước vì lương thực phẩm phụ rất ăn nước.`

Mở vung ngay khi nồi nhảy nút hâm nóng

Thông thường khi nấu bằng nồi cơm điện sẽ có chế độ tự động nhảy sang nút hâm nóng khi cơm chín. Nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay lúc này, lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi. Để cơm ngon, không bị dính nồi bạn nên để thêm khoảng 5 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng rồi mới mở nắp.

8 sai lầm khiến cơm mất hết chất dinh dưỡng quý giá 6

Không nên mở vung ngay khi nồi nhảy nút hâm nóng (Ảnh minh họa).

Để chế độ giữ ấm quá lâu

Sau khi nấu cơm bằng nồi cơm điện, cơm đã chín mà chưa ăn luôn, lại để ủ ấm vài tiếng đồng hồ sẽ không tốt vì ủ cơm lâu với nhiệt độ cao và độ ẩm như vậy sẽ khiến cơm mất chất dinh dưỡng. Cách tốt nhất bạn nên rút phích cắm sau khi cơm đã chín và chỉ cắm lại trước 15 phút khi có nhu cầu sử dụng.

Hâm cơm bằng lò vi sóng

Lò vi sóng thật tiện lợi, nhưng nó cũng là kẻ hủy diệt các vitamin. Cơm để qua đêm hoặc để lâu, lấy ra hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ có hại cho sức khỏe. Tốt nhất là bạn nên nấu bữa nào ăn bữa đó, tránh hâm đi hâm lại.

Mách bạn cách xử lý các sự cố thường gặp phải khi nấu cơm

– Để hạt cơm ngon, trước khi nấu, hãy nhỏ vài giọt dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu nành) cùng với vài giọt giấm. Dầu giúp hạt cơm chín và bóng hơn, giữ hình hạt gạo nguyên. Giấm giúp bảo vệ vitamin trong hạt gạo để cơm tơi xốp và thơm ngon.

– Muốn cơm hoặc cháo không bị tràn ra ngoài, cho vào nồi vài giọt dầu vừng khi bắt đầu sôi hoặc vo gạo trước 3 tiếng đồng hồ, dùng lượng nước vừa phải để ngâm, sau đó mới cho vào nấu.

– Nếu cơm sống, bạn có thể xử lý bằng cách đánh tơi cơm sống, dựa theo tỷ lệ 500g gạo: 50g rượu, đổ rượu vào trong nồi, dùng lửa nhỏ để đun cho tới khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín và không có mùi rượu.

– Làm dịu mùi cơm khê bằng cách cho nước lạnh vào một cái bát đặt vào giữa nồi cơm bị khê, ấn cho miệng bát xuống bằng với cơm. Tiếp đó, đậy nồi cơm lại, sau 1-2 phút mở nồi ra, mùi cơm sẽ hết khê.

– Nếu cơm bị nhão, nên mở vung ra để hơi nước đọng ở trên không rơi vào. Sau đó xúc cơm ra bát, đĩa để cơm bốc hơi, sẽ hạn chế bớt nhão.

Tags:

Bài viết liên quan