Mẹ&Con - Làm cha mẹ luôn là điều thiêng liêng nhất, đây cũng được xem là một nhiệm vụ không hề dễ dàng gì. Nhưng bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn từ những lời khuyên này đấy, hãy cùng Mẹ&Con ghi nhớ nhé.

1. Cha mẹ là tấm gương mà trẻ con phản chiếu trong đó

Suy nghĩ của con trẻ như một tờ giấy trắng và luôn nhìn vào cha mẹ như một tấm gương để noi theo, đặc biệt là khi trẻ em luôn chưa cọ sát nhiều với thực tế. Chính vì vậy mà trẻ con sẽ luôn sao chép mọi thứ chúng thấy. Nếu cha mẹ là một người tốt trong xá hội, một gia đình hạnh phúc thì trẻ sẽ tốt hơn.

Trẻ con luôn sao chép những gì cha mẹ làm. Nếu cha mẹ là một công dân có trách nhiệm đối với cộng đồng, môi trường và chín chắn trong cách cư xử, con cái sẽ bắt chước. Còn nếu cha mẹ không tốt, trẻ cũng dễ ảnh hưởng những hành vi tiêu cực đó.

Cách cư xử tại trường cũng phản ánh tấm gương của cha mẹ. Trẻ sẽ không lễ phép với thầy cô, với người lớn, sẽ không biết nhường nhịn bạn bè nếu chúng không thấy cha mẹ làm như thế.

làm cha mẹ tốt

2. Hãy cho con cái thấy cha mẹ luôn chăm sóc chúng

Chăm sóc ở đây là quan tâm đến các cảm xúc và những thay đổi khác thường ở trẻ chứ không phải nuông chiều quá đáng. Trẻ sẽ dễ hư hỏng nếu cha mẹ nâng chúng lên cao hơn bạn bè một cách vô tội vạ theo kiểu “con mình bao giờ cũng là số 1!”.

Quan tâm ở đây không phải là lúc nào cũng nói “mẹ yêu con”, “con muốn gì mẹ mua” hoặc can thiệp vào mọi chuyện riêng tư của con mà là hỏi han đúng lúc như hỏi con buổi sinh hoạt ngoài trời hôm nay với bạn bè ra sao; sẵn sàng nghe con tâm sự, động viên con khi chúng gặp khó khăn và không tiếc lời khen khi chúng thành công.

Trẻ sẽ rất hạnh phúc nếu biết chúng “quan trọng” thế nào đối với cha mẹ.

3. Phải bảo đảm giấc ngủ đầy đủ mỗi ngày của trẻ

Điều đó có nghĩa là không để trẻ mang những thứ có ảnh hưởng đến giấc ngủ lên giường, kể cả điện thoại, iPad và máy chơi game, máy đọc sách.

Trẻ cũng cần lên giường đúng giờ mỗi ngày để tạo thói quen. Yêu cầu này đặc biệt quan trọng khi trẻ bước vào mùa thi cần bảo đảm có sức khoẻ tốt.

làm cha mẹ tốt

4. Dinh dưỡng “đủ và đúng”

Sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt hay không là nhờ đóng góp quan trọng của những dưỡng chất. Trẻ nhỏ sẽ dễ chấp nhận những món ăn tại trường hơn nếu chúng từng được trải nghiệm tại nhà.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần chú ý việc uống nước của trẻ nhé, bạn nên nhắc nhở trẻ thường xuyên. Đối với trẻ đã vào mẫu giáo bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của các cô giáo về việc uống nước của trẻ.

5. Tìm hiểu thật kĩ những gì trẻ nói

Khi trẻ nói điều gì đó bất mãn tại trường, dù là về bạn học, thầy cô hay ăn uống, cha mẹ đừng nên nóng vội mà hãy tìm hiểu để biết chính xác vấn đề. Không phải trẻ bao giờ cũng đúng! Hấp tấp nghe lời con để phản ứng thái quá là lỗi thường gặp của cha mẹ.

Cần công bằng trong cách ứng xử vì không phải chỉ mình bạn mới yêu con.

Bình tĩnh là yếu tố quan trọng các bậc cha mẹ cần phải có trong những trường hợp như thế. Tư duy của trẻ thường non nớt và theo cảm tính nên nhận xét của chúng về thầy cô, bạn học và những gì diễn ra trong trường chưa hẳn đã đúng.

Hãy tìm hiểu kỹ mọi việc từ những người có liên quan chứ không nên “bùng nổ” vì lời nói của con cái. Hãy giúp con cái nhìn nhận trường học là nơi đáng đến và bạn học là cần thiết, ngay cả khi trẻ bi quan về chúng.

6. Giải pháp khi trẻ bị ức hiếp

Bị bắt nạt tại trường là một thực tế mà hầu như trẻ nào cũng bắt gặp một vài lần trong lứa tuổi học sinh. Bạn không thể kết luận trường không an toàn khi con bạn mách bạn là bị ai đó bắt nạt.

Trong một tập thể chắc hẳn sẽ có những trẻ tinh nghịch hơn và đi bắt nạt trẻ khác. Bạn hãy phối hợp với nhà trường và gia đình của trẻ có hành vi bắt nạt để giải quyết.

Nếu con bạn thuộc loại nghịch phá hãy khuyên chúng thay đổi tác phong và nên có cuộc gặp với thầy cô phụ trách trước sự hiện diện của trẻ. Dù còn nhỏ nhưng trẻ vẫn có thể nhận ra điều đúng và biết tiếp thu lời khuyên của người lớn.

làm cha mẹ tốt

7. Mạng xã hội là một thực tế không thể tránh khỏi

Hướng dẫn trẻ sử dụng đúng cách mạng xã hội thay vì ngăn chặn hoàn toàn. Cho trẻ biết những gì người ta viết trên mạng thường là không đúng sự thật, có thể dẫn đến bạo lực và ức hiếp. Khuyên trẻ tránh đưa lên mạng những thứ có hại cho người khác, dung tục hoặc vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, tuyệt đối không được bình luận ác ý trên những post của người khác. Cha mẹ càng kiểm soát tốt cách vào mạng xã hội của con, nguy cơ đối với chúng sẽ giảm. Dạy trẻ cách chặn những kẻ có ý đồ xấu và huỷ ngay kết bạn với những đối tượng đó.

8. Kỷ luật và ngăn nắp phải bắt đầu từ trong gia đình

Trẻ không chịu dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, hay đùn dẩy việc cho người khác trong gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ.

Vì vậy, ngay trong gia đình, cha mẹ cũng cần dạy con sống có trách nhiệm với người khác, tuyệt đối không biến con trở thành người lười biếng, ỷ lại.

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!