Mẹ và Con - Các loại nấm phổ biến như nấm mèo, nấm rơm, nấm tuyết,... hay các loại nấm quý như nấm bụng dê, nấm tâm trúc, nấm thượng hoàng,... đều có những công dụng tốt với sức khỏe.

Có khoảng 1.600 loài nấm, nhưng chỉ có 100 loài được công nhận là ăn được và 33 loài được trồng để tiêu thụ trên toàn thế giới. Và tại nhiều quốc gia, các loại nấm ăn được chính là “thần dược” của sự sống với những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe.

Công dụng của các loại nấm đối với sức khỏe

Có đặc tính chống viêm

Nấm được xếp hạng là một trong những thực phẩm chống viêm hàng đầu. Tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể có liên quan đến tình trạng tự miễn dịch và các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh, như bệnh Alzheimer.

Một số hợp chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong các loại nấm đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, có thể bảo vệ chống lại một số bệnh tật. Đặc biệt, trong các loại nấm còn có chứa beta-glucans giúp điều chỉnh các hợp chất gây viêm được gọi là cytokine có liên quan đến tình trạng viêm toàn thân lâu dài.

các loại nấm

Có thể giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Các loại nấm có lượng calo thấp và có chỉ số đường huyết thấp. Và mặc dù nghiên cứu còn hạn chế nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất tự nhiên trong nấm giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế sự hấp thu glucose (đường) từ đường tiêu hóa vào máu.

Không chỉ vậy, các loại nấm cũng rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường bởi nấm cũng có thể cải thiện cả chức năng tuyến tụy và giải phóng insulin.

Bên cạnh đó, nấm cũng có thể là nguồn cung cấp một lượng vitamin D đáng kể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng vitamin D hấp thụ thấp có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin của cơ thể. Tình trạng kháng insulin xảy ra khi các tế bào không phản ứng tốt với insulin, khiến đường không được loại bỏ khỏi máu đúng cách. Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Tốt cho người béo phì

Nếu bạn muốn biết người béo phì ăn gì thì đó chính là các loại nấm. Điều này có thể một phần là do tác dụng chống viêm của nấm.

Nấm có một số lợi ích tác động tích cực đến việc quản lý cân nặng của người béo phì. Các loại nấm thường chứa ít calo và giúp cung cấp nhiều chất xơ giúp bạn no lâu hơn. Không chỉ vậy, các loại nấm còn chứa nhiều chất lỏng và nấm ở kết cấu dạng đặc, cần mất nhiều thời gian hơn để nhai nên bạn sẽ lâu cảm thấy đói, ít thèm ăn hơn.

Và các loại nấm cũng có công dụng thay đổi cấu trúc của vi khuẩn đường ruột và tăng mức độ vi khuẩn đường ruột chống béo phì. Nấm còn hỗ trợ điều chỉnh cân nặng khi được sử dụng thay thế thịt.

Trong một thử nghiệm lâm sàng ở 73 người trưởng thành béo phì, nấm được thay thế cho thịt đỏ trong chế độ ăn thông thường của những người tham gia. Vào cuối một năm, những người ăn nấm tiêu thụ ít calo hơn và giảm trọng lượng cơ thể cũng như số đo vòng eo nhỏ hơn so với những người ăn thịt.

Công dụng của các loại nấm đối với sức khỏe

Có thể cải thiện điều hòa huyết áp

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp đột ngột là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim và đột quỵ, dẫn đến tử vong hoặc gây nên các biến chứng nặng nề đối với sức khỏe.

Các loại nấm có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học được biết đến với khả năng giúp giảm huyết áp. Một số hợp chất này làm giãn mạch máu, giúp lưu thông máu tốt hơn.

Bên cạnh đó, các loại nấm cũng có thể góp phần kiểm soát huyết áp do thành phần có chứa vitamin D. Nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Hỗ trợ giảm nguy cơ trầm cảm

Trầm cảm hiện là một trong những bệnh tâm thần kinh phổ biến ở thời hiện đại. Và các loại nấm có chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có thể giúp giảm lo âu, bao gồm vitamin B12, chất chống oxy hóa và chất chống viêm.

Không chỉ vậy, các loại nấm cũng là nguồn cung cấp axit amin ergothioneine hoạt động như một chất chống oxy hóa có lợi trong việc ngăn chặn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tinh thần, bao gồm cả việc ngăn ngừa trầm cảm.

Hỗ trợ sức khỏe não bộ

Các loại nấm có thể giúp chống lại tình trạng suy giảm nhận thức liên quan đến sa sút trí tuệ do tuổi tác. Một nghiên cứu từ Singapore cho thấy, những người trưởng thành ăn nhiều hơn hai phần nấm mỗi tuần đã giảm được nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức.

Công dụng của các loại nấm

Cải thiện hệ thống miễn dịch

Hệ vi sinh vật đường ruột, thường được gọi là “cơ quan bị lãng quên” của cơ thể, đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật của con người, bao gồm cả chức năng miễn dịch. Hệ vi sinh vật đường ruột là cộng đồng các vi sinh vật, chẳng hạn như nấm, vi khuẩn và vi rút,… sống trong ruột người. Hệ vi sinh vật đường ruột là những vi khuẩn cụ thể trong ruột, chúng thay đổi để đáp ứng với các yếu tố như chế độ ăn uống và tập thể dục.

Một nghiên cứu cho thấy các loại nấm có tác động đáng kể đến hệ vi sinh vật đường ruột nhờ thành phần có chứa prebiotic đóng vai trò là thức ăn cho các vi khuẩn sinh học có lợi.

Tác động này hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh, tạo ra các hợp chất chống viêm trong ruột và củng cố hàng rào ruột. Tăng cường hàng rào ruột giúp ngăn chặn các chất có hại được hấp thụ từ ruột vào máu.

Ngoài ra, các loại nấm cũng hỗ trợ sức khỏe hệ thống miễn dịch thông qua các hoạt động kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút tự nhiên, bao gồm khả năng chống lại Escherichia coli (E. coli), Staphylococcusureus (staph) và vi-rút cúm.

Có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư

Các loại nấm đã được nghiên cứu về khả năng ngăn ngừa ung thư và làm giảm sự tiến triển của bệnh ung thư. Một đánh giá nghiên cứu gần đây cho biết nấm ăn được có thể ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và lan rộng, đồng thời cung cấp hỗ trợ miễn dịch trong quá trình phục hồi sức khỏe khi điều trị ung thư.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc tiêu thụ nấm có thể tỷ lệ nghịch với nguy cơ ung thư vú, mặc dù nghiên cứu này còn chưa thống nhất. Một nghiên cứu cho thấy mỗi lần tăng một gam nấm trong chế độ ăn uống mỗi ngày dường như làm giảm 3% nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ tương đối mắc bệnh ung thư vú ở những người ăn nấm thấp hơn 35% so với những người không ăn.

Một nghiên cứu khác cho thấy nấm cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư gan, tử cung, tuyến tụy và dạ dày cũng như bệnh bạch cầu cấp tính. Mặc dù các nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia khác nhau lại mang lại kết quả khác nhau nhưng một phần nào đó có thể thấy các loại nấm cũng đóng vai trò nào đó trong việc bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh này.

Hàm lượng dinh dưỡng của các loại nấm

Hàm lượng dinh dưỡng của các loại nấm

Nấm cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng nhưng mức độ khác nhau tùy theo loại nấm mà bạn ăn là gì. Một chén nấm tươi màu nâu có thể cung cấp:

  • 15.8 calo
  • 0 gram chất béo
  • 4.32 mg natri
  • 3.1 gram chất đạm
  • 0.432 gram chất xơ
  • 18.7 mcg selen (34% giá trị hàng ngày)

Có rủi ro nào khi ăn các loại nấm không?

Con người đã ăn nấm từ thời tiền sử. Ngày nay hầu hết các loại nấm đều được nuôi thương mại, đảm bảo tiêu dùng an toàn hơn. Việc tìm kiếm nấm hoang dã có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và gây nguy hiểm nếu bạn không thể phân biệt được giữa nấm ăn được và các loại nấm độc,

Ảnh hưởng của ngộ độc nấm có thể bao gồm từ rối loạn tiêu hóa tổng quát đến suy gan hoặc thận, co giật và thậm chí tử vong. Để tránh những rủi ro này, hãy đảm bảo chỉ mua nấm từ những nơi rõ nguồn gốc và hạn chế ăn các loại nấm lạ, đặc biệt là nấm hái trong rừng.

Các loại nấm ăn có hàm lượng calo thấp, bổ dưỡng, chống viêm và giúp hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch. Việc ăn nấm giúp phòng ngừa suy giảm nhận thức, tiểu đường và huyết áp cao. Nấm có thể được dùng trong nhiều món ăn, nhưng để tránh những loại nấm độc, hãy nhớ mua nấm từ những nơi rõ nguồn gốc bạn nhé!

Bài viết liên quan