Mẹ và Con - Khi đã lỡ chế biến quá nhiều món ăn trong ngày nhưng không dùng hết, chúng ta thường có thói quen để thực phẩm qua đêm sau đó hâm lại ăn vào ngày hôm sau. Đây là cách tiết kiệm được các bà nội trợ áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm nguy hiểm.

Dưới đây là danh sách các món ăn Tạp chí Mẹ và Con khuyên bạn không nên dùng sau khi đã để qua đêm để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.

10 món thực phẩm không để qua đêm

Thịt gà

Thịt gà là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc bởi bên trong thịt gà có chứa nhiều chất đạm nhưng lại ít cholesterol, giúp tăng cơ, phù hợp cho người đang muốn giảm cân an toàn. Đặc biệt, thịt gà còn có khả năng ngừa ung thư ruột. Hơn nữa, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn thịt gà còn có tác dụng giảm căng thẳng, hạn chế triệu chứng rối loạn lo âu, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm.

Nhiều gia đình thường có thói quen nấu thịt gà chín và cho vào tủ lạnh dùng dần trong vài ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, protein trong thịt gà sau khi để qua đêm sẽ bị thay đổi, đặc biệt là khi chúng ta hâm lại thịt gà vào lần thứ hai.

Điều này sẽ khiến bạn dễ gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt với những người yếu bụng, bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm, nôn mửa nếu sử dụng thịt gà để qua đêm, hâm lại nhiều lần. Nếu muốn dùng thịt gà đã bảo quản trong tủ lạnh qua đêm, bạn nên để thịt gà chuyển về nhiệt độ phòng tự nhiên, không can thiệp bằng cách hâm lại. Tuy nhiên tốt nhất không nên chế biến quá nhiều thịt gà và để qua đêm, bạn nhé!

thịt gà

Các món nộm, gỏi hoặc salad

Các món nộm, gỏi như gỏi làm từ vỏ dưa hấu, gỏi ngó sen, gỏi đu đủ… thường rất “đưa cơm”, trở thành món ăn yêu thích trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt.

Tuy nhiên, món ăn đầy hấp dẫn này thường được chế biến sống, không cần nhiệt độ để làm chín thức ăn. Vì thế, ký sinh trùng, vi khuẩn… vẫn có thể sót lại bên trong thức ăn. Khi để qua đêm trong tủ lạnh, các loại nấm mốc và vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh chóng và gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chưa kể các loại gia vị trong món nộm, gỏi còn có thể sinh ra chất gây ung thư nếu để qua đêm.

gỏi

Món ăn chế biến từ rau lá xanh

Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Với các chị em đang ăn kiêng giảm cân thì các món ăn chế biến từ rau xanh lại càng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Nếu cũng là một tín đồ của rau xanh, bạn nên lưu ý không nên chế biến sẵn rau và để qua đêm bạn nhé! Bởi lượng nitorat có trong rau sẽ chuyển hóa thành nitrit – một tác nhân gây ung thư cũng như ngộ độc thực phẩm.

Thông thường, chỉ một lượng nitrit nhỏ từ 0,2 – 0,5 gram đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn. Tình trạng ngộ độc có thể xuất hiện ngay sau khi ăn chỉ vài phút nhưng cũng có thể đến vài ngày mới bắt đầu có triệu chứng nôn mửa, khó thở… Vì thế, bạn nên mua và chế biến rau xanh vừa đủ và ăn càng sớm càng tốt.

ngộ độc thực phẩm

Trứng

Trứng là một loại thực phẩm đã quá phổ biến, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ chiên đến luộc hay kết hợp cùng các nguyên liệu khác đều được. Đặc biệt, thực phẩm này cũng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Tuy nhiên, nếu đã lỡ chế biến quá nhiều món ăn từ trứng và còn thừa lại, đừng bao giờ bảo quản qua đêm để tiếp tục dùng vào ngày hôm sau, bạn nhé. Các vi khuẩn trong trứng sẽ sinh sôi rất nhanh, khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…

bị ngộ độc thực phẩm

Các món canh để qua đêm trong nồi kim loại

Các món canh có thể để qua đêm và dùng lại trong điều kiện không sử dụng nồi kim loại để bảo quản. Nếu để canh qua đêm trong nồi kim loại, kim loại có thể kết tủa và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Tốt nhất nên bảo quản canh trong tô sứ, thủy tinh và cất trong tủ lạnh bạn nhé.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý, các loại canh đã nêm nếm gia vị có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao hơn so với các loại canh chưa nêm nếm gia vị khi để qua đêm.

nấu canh

Món ăn chứa khoai tây

Khi chế biến các món ăn cho gia đình từ khoai tây, bạn nên lưu ý ăn xong hết, không nên để qua đêm bởi các món ăn này rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Vì thế, cho dù khoai tây là một nguyên liệu giàu protein và chất xơ nhưng cũng không nên nấu quá nhiều, hâm đi hâm lại và để qua đêm, bạn nhé!

khoai tây

Các món được chế biến từ đậu nành

Bạn có biết, thời hạn sử dụng có đậu nành rất ngắn, chỉ trong vài giờ. Vì thế, các chế phẩm từ đậu này như mầm giá, bánh, sữa đậu nành hay đậu phụ cũng không nên để qua đêm, tránh vi khuẩn sinh sôi và gây nên tình trạng ngộ độc.

Đặc biệt, vào mùa hè, bạn không nên sử dụng các món chế biến từ đậu nành sau khi nấu 2 giờ cũng như hạn chế hâm đi hâm lại để đảm an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình bạn nhé.

ngộ độc thực phẩm do đậu nành

Các món kho

Các món kho cũng nằm trong danh sách thực phẩm tránh ăn sau khi để qua đêm, nếu không muốn bị ngộ độc thực phẩm. Các món kho thường có lượng vi khuẩn sinh sôi vô cùng lớn sau khi để quá lâu. Cho dù đã hâm nóng lại đi chăng nữa thì lượng vi khuẩn này cũng không thể bị loại bỏ hoàn toàn và dẫn đến tình trạng đau bụng, nôn mửa.

đồ kho

Các món hải sản

Các món hải sản như ốc, cua, tôm… cũng nằm trong danh sách các món thực phẩm dễ gây đau bụng và ngộ độc thực phẩm nếu để qua đêm.

Tuy các loại thực phẩm này rất giàu canxi và protein nhưng sau khi nấu chín, hàm lượng protein này sẽ không còn nữa mà biến thành một chất độc vô cùng nguy hiểm, có thể gây tác động xấu cho thận, gan và dạ dày của bạn. Vì thế, nếu có quá nhiều hải sản, bạn không nên chế biến cùng lúc mà hãy bảo quản đông lạnh và chế biến lượng vừa đủ ăn bạn nhé.

hải sản ngộ độc thực phẩm

Các loại nấm

Các loại nấm như nấm hương, nấm rơm, nấm đông cô, mộc nhĩ… đều rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bạn chế biến nấm và để qua đêm sau đó hâm nóng lại, lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ không còn nữa mà ngược lại, các loại vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh chóng và gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.

nấm

Cần làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Khi bị trúng thực (ngộ độc thực phẩm), bạn nên cố gắng để có thể nôn hết thức ăn đã ăn vào, loại bỏ đi các chất độc đang ở trong cơ thể. Sau đó, nên uống oresol để bù nước, điện giải. Với trẻ nhỏ, không nên cố gắng ép trẻ nôn để tránh tình trạng bé bị sặc, ngạt thở.

Nếu bệnh nhân rơi vào hôn mê, hãy đặt đầu người bệnh nằm thấp nghiêng về một bên để tránh chất nôn tràn vào phổi. Trong trường hợp bệnh nhân co giật, ngừng thở hoặc ngừng tim, cần thực hiện hô hấp nhân tạo để sơ cứu cho người bệnh. Sau đó, lập tức đưa người bệnh đến cơ quan y tế để được điều trị.

Người bị ngộ độc thực phẩm cũng nên lưu ý, cần hạn chế ăn trong vài giờ, uống nhiều nước và chia ra uống từng ngụm nhỏ để cho dạ dày nghỉ ngơi. Tuyệt đối không dùng thức uống chứa cồn hay caffeine bạn nhé!

làm gì khi ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là chuyện không ai mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh ngộ độc bằng cách không sử dụng các loại thực phẩm để qua đêm. Thay vào đó, hãy nấu thức ăn vừa đủ ăn để vừa tránh ngộ độc, vừa có những món ăn mới chế biến, tươi ngon và giàu dưỡng chất, bạn nhé!

Bài viết liên quan