Bạn đã bao giờ cảm thấy như ai đó không thích bạn nhưng vẫn nói cười bình thường với bạn? Có thể nói, đây là điều vô cùng bình thường mà hầu như ai cũng trải qua một lần. Người khác có thể tỏ ra thích bạn, dù trong lòng không như thế. Để biết họ có thật lòng hay không, hãy cùng tìm hiểu 7 dấu hiệu người khác ghét mình để đọc vị tâm lý đối phương dễ dàng hơn bạn nhé!
7 dấu hiệu người khác ghét mình bạn có thể để ý được
Tránh né việc nói chuyện trực tiếp với bạn
Nếu ai đó có xu hướng tránh nói chuyện trực tiếp với bạn, đã đến lúc bạn nên xem xét kỹ hơn việc liệu họ có thật sự quý mến bạn hay đang ghét bạn nhưng không nói ra. Nhìn chung, cách mọi người tương tác với bạn hoặc không, có thể nói lên rất nhiều điều về cảm nhận của họ về bạn và có thể cho bạn dấu hiệu người khác ghét mình để bạn sớm nhận ra suy nghĩ thật lòng của đối phương.
Có thể bạn đang trò chuyện vui vẻ với mọi người trong một bữa tiệc hay một cuộc vui nào đó. Nhưng khi quan sát cẩn thận, bạn sẽ nhận ra có một người cụ thể sẽ không nói chuyện với bạn nhưng họ vẫn sẽ nói chuyện với những người khác. Và đây chính là dấu hiệu người khác ghét mình mà bạn nên chú ý.
Việc tránh né giao tiếp này có thể là “công cụ” gây hấn thụ động được họ lựa chọn. Thay vì đối đầu trực tiếp với các vấn đề của họ, họ thích để bạn băn khoăn suy nghĩ vì sao họ lại không giao tiếp với bạn hơn.
Biểu cảm trên khuôn mặt của họ
Ngôn ngữ cơ thể luôn khó để “làm giả” hơn. Nếu bạn không chắc chắn về cảm nhận của một người về bạn, hãy xem xét kỹ hơn ngôn ngữ cơ thể của họ để tìm ra dấu hiệu người khác ghét mình hay không.
Cách khuôn mặt và cơ thể chúng ta tự động phản ứng có thể là một dấu hiệu rõ ràng về cảm giác thực sự bên trong của chúng ta. Một nghiên cứu thú vị khám phá cảm xúc có thể được suy ra từ cử động trên khuôn mặt của con người đã phát hiện ra rằng biểu cảm “lông mày nhíu lại, mắt mở to, môi mím chặt” thường gắn liền với cảm xúc không thoải mái, khó chịu với một ai đó hay một điều gì đó.
Những biểu cảm này cho thấy sự khác biệt thực sự giữa nụ cười chân thành, tràn đầy niềm vui và nụ cười chỉ là bề ngoài đang cố tỏ ra vui vẻ. Đó là thứ tiềm thức thể hiện những sắc thái cảm xúc ẩn bên dưới vẻ ngoài của một người mà khó có thể che đậy.
Luôn cố gắng phản bác lập luận của bạn
Khi bạn bày tỏ suy nghĩ của mình, dù trong môi trường chuyên nghiệp hay chỉ là một cuộc thảo luận cá nhân nhưng bạn phải đối mặt với những cái liếc mắt khinh thường cũng như một nhận xét trịch thượng, trái chiều thì rất có thể bạn đang phải đối đầu với một người không hề thích bạn. Đây chính là dấu hiệu người khác ghét mình mà bạn dễ dàng có thể nhận ra đợc.
Kiểu đối xử này có thể phá vỡ sự tự tin của bạn và thậm chí khiến bạn tự hoài nghi bản thân. Nếu một người hết lòng ủng hộ bạn, họ nên tán dương ý tưởng của bạn, ghi nhận sự chăm chỉ của bạn và tham gia vào các cuộc thảo luận cởi mở, tôn trọng về ý kiến của bạn.
Xem thêm: Tâm lý phụ nữ sau ly hôn và cách bình an vượt qua những cơn bão ngầm
Dường như không bao giờ có thời gian dành cho bạn hoặc không sẵn sàng đi chơi
Bạn đã bao giờ cảm thấy việc lập kế hoạch với ai đó vô cùng khó khăn? Bạn liên hệ, gọi điện và nhắn tin, nhưng họ luôn bận rộn. Và càng đau lòng hơn khi bạn thấy trên mạng xã hội, họ đang ra ngoài và tận hưởng cuộc sống. Hoặc tệ hơn, một người bạn khác của bạn thông báo cho bạn về cuộc hẹn của bạn với người ấy.
Đây chính xác là dấu hiệu người khác ghét mình! Họ luôn bận rộn với bạn, nhưng sự thật thì cuộc sống của họ luôn rảnh hơn như thế. Chỉ là do bạn không nằm trong danh sách ưu tiên của họ mà thôi.
Tất nhiên điều này chưa hẳn là dấu hiệu người khác ghét mình, có thể họ chỉ không thấy vui hoặc thoải mái khi đi cùng bạn. Nhưng bạn có thể dựa trên dấu hiệu này để quan sát thêm các hành động khác của họ và suy đoán một chút về tâm tư của họ.
Họ không đón nhận những câu chuyện cười của bạn một cách thật sự thoải mái
Bạn có thể nói ra những câu đùa đúng lúc và những câu chuyện cười dí dỏm, và mọi người đều yêu thích chúng. Vâng, tất cả mọi người ngoại trừ một người!
Khi bạn đang trêu chọc hầu hết mọi người, có một người đang nhìn chằm chằm vào bạn với vẻ mặt trống rỗng. Có thể họ thậm chí còn đưa ra cho bạn một câu trả lời lạnh lùng như: “Ừ, tuyệt.”
Khi điều này xảy ra, đây có thể là dấu hiệu người khác ghét mình mà bạn không nên phớt lờ. Có phải họ chỉ đơn giản là không thích thú với những cách chơi chữ, những trò đùa của bạn? Hay thật sự là họ không thích bạn? Dĩ nhiên, cần phải có nhiều thời gian và quan sát hơn để đưa ra đáp án nhưng cũng đừng bỏ qua dấu hiệu “khả nghi” này bạn nhé!
Họ đưa ra những câu trả lời hạn chế cho câu hỏi của bạn
Giao tiếp chính là thứ gắn kết tất cả chúng ta lại với nhau. Cho dù đó là tình bạn lâu dài, mối quan hệ hợp tác chuyên nghiệp hay điều gì đó hoàn toàn khác. Vì thế, giao tiếp cũng chính là cách bạn dễ dàng tìm ra dấu hiệu người khác ghét mình.
Nếu có ai đó thường xuyên trả lời bạn những câu trả lời ngắn gọn, tẻ nhạt thì có nghĩa là họ không đầu tư nhiều vào việc giữ liên hệ với bạn và cũng không mong muốn giữ sợi dây giao tiếp với bạn.
Nếu bạn liên tục nhận được những phản hồi hạn chế, đó có thể chỉ là một dấu hiệu cảnh báo nhỏ rằng người đang nói chuyện với bạn có thể không thích bạn. Dĩ nhiên, không loại trừ trường hợp họ đang có chuyện buồn nào đó hoặc họ thật sự có tính cách như vậy nên để giải mã tâm lý của họ, bạn sẽ cần phải quan sát cách họ trả lời những người xung quanh khác.
Họ tránh tiếp xúc thân thể, như ôm hoặc bắt tay
Không có gì khó xử hơn việc ai đó né tránh cái bắt tay của bạn khi chào hỏi hoặc né tránh một cái ôm tạm biệt. Đây cũng là một dấu hiệu người khác ghét minh mà bạn nên lưu tâm. Có thể, họ thật sự không thích bạn như những gì họ đang tỏ ra như thế.
Điều quan trọng là phải đánh giá xem họ có phải là người nhạy cảm, không thích tiếp xúc thân thể hay họ chỉ không thoải mái khi tiếp xúc với bạn.
Chẳng hạn như họ vừa ôm tạm biệt người khác nhưng lại lạnh lùng và xa cách với bạn, chỉ cười mỉm thay cho lời chào tạm biệt thì có lẽ đã đến lúc bạn nênn nghiêm túc suy nghĩ xem người này có phải đang ghét bạn hay có hiểu lầm, mâu thuẫn gì với bạn hay không.
Xem thêm: Tâm lý nạn nhân: Đã bao giờ bạn nghĩ mình là “người trong cuộc”?
Làm gì khi ai đó ghét mình?
Khi ai đó ghét bạn, lý do có thể rất khác nhau, từ tình bạn cũ tan vỡ do bất đồng hoặc hiểu lầm cho đến những giá trị sống đối lập hoặc thậm chí là thành kiến. Bất kể lý do là gì, bạn cũng cần phải chấp nhận sự thật này và xử lý một cách khéo léo khi nhận ra những dấu hiệu người khác ghét mình.
Phải làm gì với người ghét bạn? Đôi khi, nếu một người ghét bạn, không đáng để bạn phải nỗ lực cải thiện tình hình. Chẳng hạn như nếu bạn hiếm khi gặp người đó trong cuộc sống hàng ngày hoặc họ là một người toxic trong cuộc sống, một người mà bạn cần tránh xa. Tuy nhiên, nếu phải thường xuyên tiếp xúc với người ghét mình, bạn có thể thực hiện một số chiến lược dưới đây để ít nhất xoa dịu sự thù địch giữa hai người và đưa mối quan hệ của bạn theo hướng tích cực:
- Xác định dấu hiệu người khác ghét mình. Hãy dựa trên nhiều dấu hiệu khác nhau vì đôi khi chỉ một biểu hiện có thể khiến bạn hiểu nhầm người khác.
- Tìm hiểu nguyên nhân cảm xúc của họ, lý do họ ghét bạn là gì, điều này là do bạn hay chỉ là hiểu lầm,…
- Kiểm tra hành vi và cảm xúc của chính bạn, hạn chế những hành vi hay lời nói, biểu hiện gây hiểu lầm.
- Tránh xung đột khi trải qua cảm xúc tiêu cực, cố gắng phớt lờ họ thay vì tranh cãi.
- Chuyển sự tập trung của bạn theo hướng tích cực hơn nếu bạn không thể thay đổi được tình huống.
- Tôn trọng ranh giới của họ nếu họ đã thể hiện hoặc bày tỏ rằng họ không thích ở bên bạn và không sẵn sàng thảo luận hoặc giải quyết vấn đề.
Tóm lại, bạn sẽ có thể giải mã liệu ai đó có thích mình không hay đang có những cảm xúc tiêu cực với mình thông qua một số dấu hiệu người khác ghét mình. Đó có thể là một dấu hiệu tinh tế như việc họ cau mày hoặc họ không cười trước những câu chuyện cười của bạn, hoặc có thể là những dấu hiệu “chỉ điểm” rõ rệt như việc họ tránh mặt bạn hoặc thậm chí tránh ôm bạn khi bạn thấy họ ôm hôn mọi người khác trong bữa tiệc.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu người khác ghét mình này, hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm và cân nhắc xem liệu tình bạn này có đáng để duy trì hay không và cần làm gì tiếp theo bạn nhé.