Me&Con - Nếu con bạn là một đứa trẻ “nói trước quên sau”, bạn sẽ làm gì để giúp con cải thiện điều này? Cùng tham khảo những bí quyết mà Mẹ&Con sẽ gợi ý nhé. Dạy cho con những kỹ năng cơ bản gì khi đi học mầm non? Bí quyết giáo dục con ngay từ khi chào đời giúp bé thông minh và cứng cáp 'Một với một là hai'

Biểu hiện

“Bệnh” hay quên còn gọi là đãng trí chỉ hiện tượng bé bỗng dưng không thể nhớ lại một sự việc, sự kiện nào đó trong quá khứ tùy theo mức độ. Nguyên nhân có thể là do trẻ bị tổn thương các khu vực của não, nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng trẻ kém trí nhớ và nhận thức. Trẻ có sức khỏe không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ, đặc biệt là sự tập trung chú ý. Ngoài ra, trẻ có khó khăn trong quá trình phát triển về mặt tâm lý cũng sẽ dẫn đến não bộ phát triển kém, hay quên.

Tính hay quên ở trẻ thường có biểu hiện lười suy nghĩ, mới dặn xong đã quên ngay, khi làm một việc gì đó thì lại chợt nghĩ mình có làm hay chưa.

khắc phục tính hay quên của conLàm thế nào để trẻ em nhớ lâu và không bị quên? – (Ảnh minh họa)

Cách khắc phục

Trẻ có tính hay quên không phải là do các bé kém thông minh, điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu cho bé:

Thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp trẻ cân bằng lại cuộc sống sau những giờ học hành, làm bài tập căng thẳng… Không những giúp não bộ giảm tải áp lực, nghỉ ngơi hợp lý còn tăng cường sức khỏe và chống lại sự rối loạn sinh học.

Viết bằng tay: Theo Cognitive Neurosience, việc viết tay luôn trẻ nhớ nội dung và các tình tiết lâu hơn gõ trên máy tính. Ngoài ra, theo nghiên cứu ở trẻ em cho thấy việc sử dụng giấy và bút để viết thường kích thích não hoạt động tốt hơn.

Ghi sổ tay: Hãy tập cho trẻ thói quen ghi chú vào tờ giấy dán ở đầu giường hay tủ lạnh những việc cần làm và cần thiết, trẻ sẽ nhớ lâu và không bị quên.

Cách học và làm bài ở nhà: Bạn có thể giúp trẻ ôn tập bài vở bằng hình thức ôn xen kẽ, không nên ôn liên tục một tài liệu, bài học trong thời gian dài, dẫn đến trẻ hay quên và không nhớ những bài khác. Khi cho trẻ học thuộc bài bạn cần cho trẻ học thuộc từng phần. Học xong phần này mới chuyển sang phần tiếp theo, sau đó nhắc trẻ ghi nhớ lại lần lượt từng phần đã học thuộc. Cách này sẽ giúp trẻ nhớ bài lâu hơn.

Ngủ đủ giấc: Trẻ đang ở độ tuổi phát triển nên cần phải được ngủ đủ giấc, một giấc ngủ say và sâu giấc sẽ giúp trẻ nạp thêm năng lượng, thư giãn, cho một ngày mới đầu óc sáng khoái giúp cho việc học tập hiệu quả hơn.

Chơi các trò chơi rèn luyện trí nhớ: Kết hợp cho trẻ tham gia các trò chơi rèn luyện trí nhớ cũng là một cách phòng chống “bệnh” hay quên. Đó có thể là trò chơi giân gian hay trò chơi trên máy tính đều được, nhưng mẹ lưu ý nếu cho bé chơi trên máy tính, cần kiểm soát thời gian và nội dung nhé!

ren-luyen-tri-nhoChơi các trò chơi rèn luyện trí nhớ giúp bé nâng cao sự phát triển trí tuệ – (Ảnh minh họa)

Đọc sách: Sách là cung cấp cho bé kho tàng kiến thức vô giá. Hơn nữa, ngoài việc giúp trẻ nâng cao kiến thức, đọc sách còn là cách để tập cho con tính kiên nhẫn và ghi nhớ lâu hơn. Nếu trẻ chỉ đọc qua một lần và chưa ghi nhớ rõ nội dung của bài, mẹ có thể khuyến khích trẻ đọc hai, ba lần và tóm tắt lại nội dung. Yêu cầu trẻ gập sách lại, cùng mẹ đối thoại và sửa sai sẽ khiến trẻ ghi nhớ kiến thức “chắc nịch”, không bao giờ quên.

Tags:

Bài viết liên quan