Nguyên tắc 3 không
Không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thời, không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con là những điều các bà mẹ do thái luôn thực hiện khi dạy con mình. Luôn tỉnh táo trước những yêu cầu của con và không nhân nhượng trước những điều mà con đòi hỏi.
Không quá bao bọc con
Mẹ nào cũng thương yêu con mình nhưng các bà mẹ Do Thái lại có cách yêu thương con rất “lạ”. Họ luôn luôn khích lệ và tạo cho con không gian để tự phát triển bản thân, thay vì làm giúp con mọi việc, họ dạy con làm việc phù hợp theo từng độ tuổi của các bé. Điều đó, giúp cho bé tính tự giác, tự chủ, không bị động trong cuộc sống và tương lai sau này.
Cha mẹ là quân sư của con
Bố mẹ là người thầy dạy đầu tiên của con và cách giáo dục nuôi dạy con của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn tới con. Người Do Thái dạy con bằng cách tư vấn, hướng dẫn cho con, khơi gợi cho con phát triển toàn diên, tạo sự hào hứng cho con khi tìm tòi và tiếp thu kiến thức thay vì áp đặt con theo cách nghĩ của người lớn. Khi con làm sai, cha mẹ không la mắng hay phán xét con mà luôn để con học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách giải quyết tốt hơn cho lần sau.
Hình thành thói quen đọc sách, cách đọc sách và yêu sách
Sách là nguồn tri thức vô tận và không có con đường nào đi đến sự thông thái ngoài sách. Vì vậy trẻ em Do Thái luôn được cha mẹ dạy cho con thói quen đọc sách ngay từ nhỏ và cách đọc làm sao để con có thể nắm được kiến thức trong sách rất được chú trọng. Họ thường đặt sách đầu giường hay những vị trí dễ thấy và dễ lấy để bé có thể đọc sách. Đọc sách vừa cung cấp kiến thức vừa tạo sự hứng thú tò mò và giúp trẻ tự tìm ra câu cho những nghi vấn của mình thông qua sách vở.
Học đi đôi với hành
Những điều con học được ở nhà, ở trường, trong sách phải được các trải nghiệm, ứng dụng vào thực tế. Họ luôn khuyến khích con mang những gì học được, hiểu được vận dụng và sáng tạo theo cách riêng của trẻ. Học đi đôi với hành có trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức cho con, giúp trẻ phát huy năng lực và trí tuệ của bản thân, luôn có những suy nghĩ và hành động tích cực.
Trong cách giáo dục của người Do Thái có câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ làm trí tuệ chết mà thôi”.
Rèn luyện khả năng “vượt khó”
Là việc bé hiểu và giải quyết vấn đề theo cách nào và ý chí quyết tâm của bé ra sao trước những khó khăn mà các bé phải đối mặt. Điều này, giúp bé rèn luyện sức mạnh tinh thần, khẳng định bản thân và tự tin hơn trong cuộc sống. Đây cũng là tiền đề để các mẹ hướng tới cho tương lai của con.
Luôn đặt cho con những câu hỏi
Luôn đặt câu hỏi và khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn linh động, sáng tạo; tôn trọng ý kiến của con và thậm chí tranh luận con là cách để các mẹ “kích hoạt” sự phát triển thông minh của con. Những thắc mắc của bé không được mẹ trả lời luôn mà sẽ gợi ý cho bé hay đặt những câu hỏi ngược lại để bé buộc phải tư duy suy nghĩ. Như vậy vừa giúp bé rèn luyện sự logic khi giải quyêt câu hỏi vừa giúp bé nhớ lâu hơn.
Dạy con tiếp cách quản lý tiền từ nhỏ
Cho con tự quản lý việc chi tiêu tiền ngay từ khi con còn nhỏ sẽ giúp các bé hiểu được giá trị của sức lao động và đồng tiền. Đó là điều mà các ông bố mà mẹ Do Thái hướng đến.
Việc dạy con làm việc nhà từ nhỏ và trả tiền cho con vì công sức con bỏ ra giúp nâng cao tinh thần nhiệt tình của con, nhưng các mẹ cũng rất rách ròi những việc nào con làm sẽ được trả tiền, việc nào con bắt buộc phải làm để phục vu bản thân. Đây cũng là cách để con phân biệt được đâu là công việc mình phải làm, đâu là trách nhiệm.