Ngay cả khi chúng ta đã cố gắng ngăn chặn dịch bệnh, nhưng cũng không thể ngăn sự ảnh hưởng nguy hiểm của nó. Thay vì sợ sệt và chờ mầm bệnh “gõ cửa từng nhà”, chúng ta dần học cách chấp nhận và “sống chung với lũ”, tiếp tục chiến đấu với đại dịch và sống trong một cuộc sống “bình thường mới”.
Có thể nói sự bùng phát COVID-19 dẫn đến kết quả “chốt đóng then cài” và hàng loạt các thói quen sống khác bị thay đổi. Vì vậy mà các lối sống mới cũng từ đây mà hình thành, tự sản xuất và tạo ra một hệ sinh thái riêng, linh hoạt hơn sẽ là xu hướng mới về lối sống của người dân sau thời kỳ khủng hoảng tột độ của đại dịch lần này.
Dưới đây là 6 bài học về lối sống mới mà nhiều gia đình đã học được học từ thời gian mắc kẹt ở nhà:
1. Tự “sản xuất” thức ăn tại gia
Không phải đến cơ quan làm việc, chúng ta làm việc tại nhà, sẽ có nhiều thời gian chăm sóc bản thân, con cái và tổ ấm của mình nhiều hơn. Trong thời gian đó, thì việc làm vườn, trồng cây tạo ra lương thực thực phẩm được nhiều người chú ý. Phần vì giảm sự tương tác giữa người với người, phần để tiết kiệm chi phí ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Thế nên trồng cây trong nhà, hoặc trồng cây lương thực trên sân thượng được dự đoán là xu hướng sống xanh trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi thực hiện trồng cây, bạn còn có thể giảm stress, căng thẳng từ khối lượng công việc hàng ngày. Vừa đem lại giá trị thực tế, vừa giúp bạn giải trí và có thêm niềm vui mới, thì tại sao không? Hơn hết tự trồng tại nhà có lợi hơn nhiều cho sức khỏe và có hương vị ngon hơn so với những loại rau mua ở siêu thị.
2. Sống tiết kiệm
Kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến việc nhiều người thất nghiệp, người nghèo khó, những người lao động và những người làm công ăn lương hàng ngày, là những thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ phải đối mặt với nạn đói và nghèo, chứng kiến những cảnh tượng và hoàn cảnh khó khăn đột nhiên chúng ta nhận thức sâu sắc về sự may mắn của mình và biết ơn về những điều kiện hạnh phúc mà mình đang có.
Nếu như nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau đến quyên góp và hỗ trợ người nghèo, rất nhiều người trong chúng ta ở nhà cảm thấy cần phải đóng góp bằng cách đơn giản là thực hành cách sống không lãng phí.
3. Tiêu dùng có ý thức hơn
Người ta nói rằng thói quen cũ khó mất đi, nhưng việc buộc phải thực hiện giãn cách xã hội đã khiến những thói quen tiêu dùng cũ buộc phải bị thay đổi. Cụ thể, những việc chi tiêu vào các mục đích không đáng hoặc những sản phẩm độc hại cho sức khỏe sẽ được thẳng tay loại bỏ, vì giờ đây sức khỏe của mỗi người luôn được đặt lên hàng đầu; cũng như chúng ta muốn tiết kiệm và chi tiêu kỹ càng hơn. Khi thương mại quốc tế bị trì trệ, hàng hóa ngoại nhập gặp nhiều trở ngại đến với tay người tiêu dung thì chúng ta có xu hướng tìm về các sản phẩm nổi địa “Make in Việt Nam”. Vậy mới nói, điều đó dần hình thành chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức.
4. Lối sống mới hướng tới các giải pháp thay thế tự nhiên
Ngay cả khi chúng ta nhận thức được tác động đến sức khỏe của thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ, chúng ta cũng bắt đầu nhận ra một cách chậm rãi nhưng chắc chắn về tác động môi trường, biến đổi khí hậu và sự tò mò về những lựa chọn thay thế, thân thiện với môi trường. Điều này cũng dẫn đến sự ưa thích ngày càng tăng đối với các giải pháp tự nhiên hoặc không chứa hóa chất độc hại cho sức khỏe, chẳng hạn ống hút cỏ bàng, tô chén bằng bột giấy, túi vải, ly mang đi… Điều bắt đầu là việc tìm kiếm các chất tăng cường miễn dịch tự nhiên, sản xuất tại nhà đã sớm trở thành một xu hướng chuyển đổi lối sống đột phá. Từ các sản phẩm làm đẹp và dưỡng da, tự thực hiện đồ dùng cá nhân hay tự làm món ăn, tự chế biến nước rửa hữu cơ để vệ sinh nhà cửa, hoặc thực phẩm đã trở nên ngày một phổ biến.
5. Sống tối giản
Trong thời kỳ đại dịch, có vẻ như nhiều người đã tìm cách quay về những lối sống tối giản. Vì phải tự mình thực hiện phần lớn các công việc trong nhà, không thể thuê người, thợ có chuyên môn đến để giúp đỡ, nên rất nhiều đã cố gắng tinh giảm tất cả những nhu cầu không thiết yếu để giảm thiểu gánh nặng. Cộng với việc hiểu được những tiêu cực của chủ nghĩa tiêu dùng thông minh và tầm quan trọng của các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường; các lựa chọn lối sống tiết kiệm, có ý thức và tối giản đã được phần lớn bộ phận giới trẻ đề cao.
6. Sống thân thiện với môi trường
Ngoài những điều trên, chúng tôi cũng nhận thức được rằng do sự giảm thiểu của chất thải sinh hoạt và sản xuất mà môi trường, các vùng nước bắt đầu sạch hơn, đường phố không còn hàng tấn hộp nhựa, cốc… Không khí trở nên trong lành hơn, con người sống gần gũi và yêu thiên nhiên, biết quý trọng những “đặc ân” mình đã từng nhận, hưởng từ mẹ thiên nhiên nhiều hơn.
Vậy nên kết quả là chúng ta cần có sự đồng lòng, nỗ lực tập thể để có thể mang lại một sự thay đổi đáng kể cho quả đất này. Có thể nói nhờ những thói quen này được hình thành trong khi thực hiện giãn cách thời gian dài, nhiều người trên thế giới áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn!
Mẹ và Con hy vọng bạn có thể thích nghi với điều kiện sống thay đổi và an yên hơn với những lối sống mới lành mạnh. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và tinh thần thật lạc quan để cùng Sài Gòn vượt qua đại dịch nhé!