Mẹ&Con – Trước khi quyết định làm mẹ, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi một thời gian để tạo những cơ hội tốt nhất cho một thai kỳ và em bé khỏe mạnh. Dưới đây là một số điều quan trọng, bạn nhất định phải thực hiện trước khi đi đến ý định thụ thai. Từng sẩy thai, cần chuẩn bị gì để được làm mẹ? Mách mẹ tất tần tật những điều cần chuẩn bị trong thai kì Cùng chàng chuẩn bị để có bé yêu khỏe mạnh

Kiểm tra sức khỏe

suc-khoe

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là điều quan trọng hàng đầu bạn nên thực hiện. (Ảnh minh họa)

Việc đến các trung tâm y tế để thăm khám sức khỏe trước khi muốn mang thai rất quan trọng. Các bác sĩ sẽ tiến hành xem tiền sử bệnh của bạn và gia đình, kiểm tra cơ thể bạn đã miễn dịch với các loại bệnh như thủy đậu, rubella chưa… và nhiều vấn đề sức khỏe hiện tại khác của bạn.

Đôi khi, bạn cũng có thể nhận được lời khuyên là nên tạm dừng việc mang thai vào thời điểm này, nếu đang sử dụng một số loại thuốc không an toàn cho thai kỳ. Trường hợp, bạn mắc các loại bệnh như hen suyễn, tiểu đường hoặc huyết áp cao sẽ cần phải được kiểm soát trước khi có thai.

Ngoài ra, việc gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai, bạn còn nhận được các tư vấn về chế độ ăn uống, tập thể dục, cân nặng tăng trong thời gian mang thai như thế nào là hợp lý. Và những thói quen không lành mạnh cần tránh trong thời gian thai kỳ, hay trả lời bất cứ câu hỏi nào mà bạn thắc mắc.

Xét nghiệm di truyền

Tiến hành xét nghiệm di truyền giúp bạn kiểm tra gen, protein để phát hiện các loại bệnh di truyền có liên quan đến gen như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, xơ nang… Nếu cả hai vợ chồng bạn đều mang gen bệnh thì tỷ lệ sinh con mắc bệnh này có thể lên đến 25%.

Chính vì những lý do này, bạn nên gặp bác sĩ để được cho biết thêm về tình trạng sức khỏe hiện tại và giúp bạn sắp xếp, lựa chọn sinh sản phù hợp hơn. Đây là những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp em bé sinh ra khỏe mạnh không mắc bệnh tật.

Bổ sung axit folic

bo-sung

Trước và trong ba tháng đầu mang thai, bạn nên thường xuyên bổ sung axit folic. (Ảnh minh họa)

Nếu bạn đã đi kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ khẳng định đủ điều kiện mang thai thì việc tiếp theo bạn nên làm là hãy bổ sung axit folic cho cơ thể. Mỗi ngày, bạn cần hấp thụ khoảng 400 microgram (mcg) axit folic ít nhất là một tháng trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu tiên thai kỳ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bổ sung axit folic giúp em bé giảm khả năng bị dị tật ống thần kinh 50-70% và ngăn ngừa nhiều dị tật bẩm sinh khác.

Bạn có thể mua thuốc bổ sung axit folic ở nhà thuốc hoặc có thể uống viên tổng hợp vitamin trước khi sinh thường xuyên. Chú ý kiểm tra nhãn trên vitamin tổng hợp để đảm bảo rằng chúng có chứa 400mcg axit folic cần thiết.

Từ bỏ các thói quen không lành mạnh

Nếu bạn hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê thì bây giờ là thời gian để dừng lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Hơn nữa, các nghiên cứu còn cho thấy rằng việc sử dụng thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn và làm giảm số lượng tinh trùng của người chồng.

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải sử dụng rượu, bia thì trước khi mang thai bạn có thể uống với lượng vừa phải (khoảng 1 ly/ngày), nhưng bạn nên cố gắng từ bỏ chúng trong thời điểm này. Đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và thay thế bằng các thức uống khác lành mạnh hơn.

Ăn thực phẩm lành mạnh

thuc-pham

Thực phẩm lành mạnh vẫn rất cần thiết trước khi mang thai mặc dù bạn chỉ ăn cho một người. (Ảnh minh họa)

Mặc dù khoảng thời gian này bạn vẫn chưa ăn cho hai người nhưng việc bắt đầu lựa chọn thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng nên được thực hiện ngay từ bây giờ. Bởi trong giai đoạn đầu thai kì, bạn sẽ bị ốm nghén khó ăn uống ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Ngoài ra, việc ăn uống đầy đủ và lành mạnh trước khi mang thai còn giúp bạn có được thể chất khỏe mạnh và tránh sự kiệt sức, mệt mỏi trong thời gian đầu mang thai.

Hãy uống ít nhất 2 ly hoa quả và ăn 2 chén rau mỗi ngày, cùng nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm nhiều canxi (sữa, nước cam…), ăn nhiều loại nguồn protein (đậu, các loại hạt, các sản phẩm từ đậu nành, thịt gia cầm…).

Chú ý hơn khi ăn cá

Nếu bạn là người yêu thích các món cá thì thời gian trước khi mang thai này bạn cần xem xét lại số lượng hấp thụ cá mỗi ngày của mình. Bởi cá mặc dù chứa nhiều axit béo omega-3, chất đạm, vitamin D quan trọng cho sự phát triển của bé, đặc biệt là não bộ và đôi mắt, thì chúng cũng đồng thời chứa nhiều thủy ngân gây hại.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không nên ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá kình và ăn không quá 180g cá ngừ trắng đóng hộp mỗi tuần.

Thêm vào đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cũng khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ nên ăn cá không chứa nhiều thuỷ ngân khoảng 360g/tuần và sự lựa chọn tốt nhất nên là cá trích, cá hồi, cá mòi.

Tags:

Bài viết liên quan