Mẹ và Con - Với không khí lạnh của mùa đông, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị nhiễm cảm lạnh. Để phòng cảm lạnh cho bé trong mùa đông, mẹ nhớ các bộ phận cần giữ ấm cho bé sau đây.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi hoặc thậm chí là khi con đã lớn hơn thì việc giữ ấm cho trẻ cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong những ngày thời tiết lạnh như hiện nay. Khi giữ ấm cho trẻ sơ sinh, mẹ đừng quên những bộ phận sau mẹ nhé!

Khi nào thì biết trẻ sơ sinh đủ ấm?

Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh tốt nhất là ở mức 36.5 – 37.2 độ C hoặc chỉ dao động nhẹ quanh con số trung bình này. Để biết được nhiệt độ chính xác của trẻ thì mẹ không nên cảm nhận bằng tay mà cần dùng nhiệt kế để cặp nách, như vậy mới biết được nhiệt độ chính xác và xác định xem có cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh hay không.

Nếu nhiệt độ của trẻ cao từ 38 độ C trở lên thì trẻ đang bị sốt. Lúc này trẻ sẽ có dấu hiệu vã mồ hôi, sờ vào thấy nóng, hai má ửng đỏ,… Nếu trẻ sốt cao, nên chườm mát cho trẻ và cho trẻ uống thuốc hạ sốt, quan sát các biểu hiện của trẻ và cân nhắc việc đưa trẻ đến các cơ quan y tế.

Còn khi trẻ bị lạnh do mẹ chưa giữ ấm cho trẻ sơ sinh đúng cách, trẻ sẽ có các biểu hiện như:

  • Hắt xì hơi: Nếu bị cảm lạnh, vùng dưới đồi – nơi kiểm soát nhiệt độ trung tâm của cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng và khiến trẻ hắt xì.
  • Da tái nhợt: Trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt do mẹ không giữ ấm cho trẻ sơ sinh, mẹ sẽ thấy da của co bắt đầu xanh xao và nhợt nhạt hơn.
  • Quấy khóc: Quấy khóc không rõ lý do là một dấu hiệu để trẻ “nhắc nhở” mẹ nên giữ ấm cho con.
  • Trẻ ít hoạt động hơn: Nếu mẹ thấy trẻ nằm im không cử động tay chân thì nên đo nhiệt độ xem hiện tại con có bị hạ thân nhiệt hay không và có cần giữ ấm hay không.

trẻ sơ sinh bị lạnh

6 bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Cơ thể của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện và chưa thể tự điều hòa thân nhiệt. Vì thế, trẻ dễ bị mất nhiệt thông qua đầu, bàn tay, bàn chân – những vùng tản nhiệt không được che phủ.

Khi chăm sóc trẻ, mẹ nên chú ý việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi cho trẻ ra ngoài, khi ở trong phòng lạnh và trong các tháng mùa đông, mùa mưa. 5 bộ phận quan trọng nhất mà mẹ cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh gồm có:

Đầu

Đầu là bộ phận quan trọng và nhạy cảm nhất của cơ thể, dễ tiếp xúc với không khí lạnh. Nếu phần đầu nhiễm lạnh, trẻ có thể lập tức bị đau đầu và cảm lạnh. Vì thế, khi trời trở lạnh, mẹ đừng quên đội mũ cho trẻ. Mẹ có thể chọn một chiếc mũ vừa vặn với đầu của trẻ, làm bằng chất liệu có khả năng giữ ấm và có khả năng thấm hút tốt.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng không phải lúc nào cũng đội mũ cho con. Khi con đang nằm trong phòng ở nhiệt độ bình thường thì mẹ có thể cân nhắc cởi mũ ra mẹ nhé!

cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Cổ

Một chiếc khăn ấm trong những ngày lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh. Cổ bị gió lạnh xâm nhập sẽ khiến cho bé có cảm giác gai lạnh, ảnh hưởng đến thanh quản và yết hầu gây ho, khàn tiếng. Vì vậy, mẹ nhớ choàng khăn quàng cổ cho con trong những ngày này. Khăn choàng cổ tránh chọn loại đan dệt bằng sợi có lông tơ, vì trẻ dễ hít hoặc nuốt phải, dẫn đến bệnh đường hô hấp.

Với trẻ quá nhỏ, mẹ không nên dùng khăn choàng cổ mà nên lựa chọn các loại áo có phần cổ cao giúp giữ ấm cho trẻ sơ sinh tốt hơn.

Ngực

Việc giữ ấm ngực cho trẻ sẽ giúp con tránh được các bệnh đường hô hấp. Thông thường, mẹ chỉ cần cho trẻ mặc áo là đã có thể giữ ấm được ngực và phổi. Tuy nhiên, nếu đưa con ra ngoài, vào buổi tối hoặc trong ngày mưa, ngày đông, để giữ ấm cho trẻ sơ sinh thì mẹ nên chọn áo dày hơn và cho trẻ mặc thêm các loại áo ấm để bảo vệ phổi của trẻ mẹ nhé!

giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Bụng

Phần bụng liên quan đến nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể trẻ, bao gồm dạ dày, đường ruột, gan, thận… Vì vậy, bụng cũng chính là một trong các bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông lạnh.

Giữ ấm bụng đồng nghĩa với việc bảo vệ hệ thống tiêu hóa cùng nhiều bộ phận quan trọng khác của bé khỏe mạnh. Nếu bụng bị nhiễm lạnh kết hợp với việc tiêu thụ thức ăn lạnh rất dễ dẫn đến cảm mạo, tiêu chảy, đau bụng và cả hệ tiêu hóa đều kém đi. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng giảm đáng kể khi hệ tiêu hóa hoạt động kém. Từ đó, sức đề kháng của trẻ cũng yếu dần, không có khả năng chống trọi với cảm lạnh, cảm cúm

Những bộ quần áo trùm qua mông là sự lựa chọn tốt nhất với trẻ trong ngày lạnh này vì tránh việc trẻ bị hở bụng khi trở mình, vận động.

Chân

Chân được xem là nơi tập trung và liên kết các kinh mạch âm dương trong toàn cơ thể, nhiều huyệt vị trọng yếu. Chân cũng là bộ phận dễ bị khí lạnh xâm nhập nhất, do có lớp mỡ mỏng nên khả năng tự giữ ấm rất kém.

Để giữ ấm cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn loại vớ bằng bông đơn thuần và không cần quá dày, vừa tạo cảm giác thoải mái nhưng ấm áp, lại vừa thoáng khí nên không bị mồ hôi làm ẩm ướt. Ngoài ra, giày cho trẻ cũng nên có độ lớn vừa chân, có thể hơi rộng một chút để không làm đau chân của trẻ.

chăm sóc trẻ sơ sinh

Mũi

Mũi cũng là một trong các bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong những ngày lạnh giá. Nếu mũi không được giữ ấm cẩn thận khi trời lạnh, trẻ rất dễ mắc một số bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, sổ mũi… và một số bệnh khác liên quan tới đường hô hấp. Dấu hiệu nhận biết dễ thấy là mũi của bé có màu đỏ ửng. Do vậy, mẹ đừng quên bảo vệ mũi bé bằng cách dùng khẩu trang hoặc khăn khi bé phải tiếp xúc với khí lạnh ngoài trời.

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp hạn chế được việccảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ em… Vì thế, mẹ hãy lưu ý chọn trang phục và phụ kiện cần thiết để giữ ấm được 5 bộ phận quan trọng trên cơ thể của con mẹ nhé!

Bài viết liên quan