Mẹ&Con – Trong quá trình giáo dục, dạy con tự lập là một trong những bài học vô cùng cần thiết, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giai đoạn hình thành nhân cách cũng như tính cách của trẻ. Bố đưa con đi phượt xuyên Việt để rèn tính tự lập 2 điều cha mẹ Nhật tuyệt đối tránh khi dạy con tự lập Dạy con tự lập

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc mà không trông chờ, dựa dẫm vào người khác. Nếu được học về tính tự lập từ sớm thì khi trưởng thành trẻ sẽ trở thành một người có bản lĩnh, tự tin, vững vàng và thành công hơn trong cuộc sống.

Khi dạy con tự lập, bố mẹ có thể thông qua các bài học để rèn luyện cho trẻ kĩ năng tự quản lý và làm chủ bản thân, giúp trẻ tự lo cho mình thật tốt kể cả những lúc không có bố mẹ bên cạnh hay trong bất kì tình huống khó khăn nào trẻ gặp phải.

Nhìn chung, tự lập là một đức tính rất tốt, nhưng làm thế nào để dạy con tự lập và giúp con phát huy được tính cách này trong cuộc sống lại phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi dạy con của bố mẹ.

1. Tách trẻ dần dần ra khỏi người lớn

Mẹ nào chẳng thương con, nhưng đừng nhầm lẫn giữa thương con với việc suốt ngày “ẵm bồng”, làm như thế trẻ sẽ rơi vào tình trạng “quen hơi” mẹ và không thể tự chơi khi không có mẹ. Để tránh tình trạng này, khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi mẹ nên dần dần tách trẻ ra, để trẻ ngủ các giấc ngủ ngắn một mình hoặc cho trẻ tự nằm chơi sau khi đã bú no nê. Những ngày đầu trẻ có thể sợ hãi, khóc lóc nhưng mẹ đừng quá lo lắng, dần dần trẻ sẽ quen và có thể tự chơi một mình mà không cần có mẹ.

4 cách dạy con tự lập ngay từ khi còn bé, mẹ nên áp dụng ngay 4

Nên để trẻ tự chơi một mình khi cần thiết để dạy trẻ tính tự lập (Ảnh minh họa).

2. Hướng dẫn trẻ tự làm những việc vừa sức

Mẹ đừng nghĩ “con còn nhỏ chưa làm được gì”, mỗi độ tuổi khác nhau trẻ thường làm được những việc phù hợp, vừa sức mà mẹ không ngờ tới. Ví dụ, trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi, trẻ đã có thể tự chơi đồ chơi một mình mà không cần bố mẹ bên cạnh, trẻ có thể tự xúc cơm ăn, tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong hoặc tự lựa chọn áo quần để mặc hằng ngày mà không cần bố mẹ.

Do đó, hàng ngày, hàng giờ mẹ có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để dạy con tự lập bằng cách hướng dẫn trẻ tự làm những việc vừa sức mình, lúc đầu trẻ có thể phá hư, làm hỏng, đổ vỡ… Tuy nhiên, mẹ đừng vội la mắng và nghĩ con không làm được mà hãy hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng để dần dần trẻ có thể tự làm một mình.

Khi dạy trẻ tính tự lập, mẹ cần thực sự kiên nhẫn, không được nóng vội và hướng dẫn trẻ từ từ theo những mục tiêu nhất định. Ví dụ tuần này mẹ hướng dẫn trẻ tự ăn thì tuần sau mẹ hướng dẫn trẻ chọn áo quần, xếp đồ chơi, tự lấy bàn chải và kem đánh răng… Nhớ là phải luôn hướng dẫn trẻ trong tâm thế vui vẻ, thoải mái tránh hiện tượng “bắt ép” gây ra cảm giác sợ hãi, “chán”, trốn tránh nơi trẻ.

3. Có bảng phân công công việc cụ thể cho từng thành viên

Để trẻ học được tính tự lập, trước tiên, phải để trẻ học tập trong một môi trường mà mỗi người đền có công việc rõ ràng, cụ thể riêng và ai cũng có trách nhiệm để chịu trách nhiệm với những công việc mình làm.

4 cách dạy con tự lập ngay từ khi còn bé, mẹ nên áp dụng ngay 5

Nên có bảng phân công công việc cụ thể rõ ràng cho trẻ (Ảnh minh họa).

Trong gia đình nên có bảng phân công công việc cho từng thành viên để trẻ hình thành thói quen tự làm việc của mình mà không cần ai nhắc nhở.  Mẹ có thể giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản nhưng mang tính đóng góp cho nhiều người như lau bàn ăn, lấy chén bát ăn cơm, sắp xếp kệ dép gọn gàng mỗi ngày, xách những túi nhỏ khi đi siêu thị… và nhắc nhở trẻ làm thường xuyên để hình thành thói quen tự lập. Chắc chắn, khi trẻ đã quen việc của mình thì trẻ sẽ tự làm mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở đâu.

4. Khen ngợi, động viên khi trẻ làm tốt

Trẻ con thường có tâm lí sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa nếu nhận được sự khuyến khích hay công nhận khi trẻ vừa hoàn thành công việc nào đó. Do đó, mỗi khi trẻ làm được việc gì dù là nhỏ xíu, đơn giản thôi mẹ cũng nên có những lời khen và đưa ra lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm để tạo động lực cố gắng cho trẻ.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn giản sẽ làm trẻ sinh ra tâm lí tự phụ, kiêu ngạo, phản tác dụng. Thay vào đó là những lời động viên tích cực, nhẹ nhàng hay lời cảm ơn đúng lúc khi nhận được sự giúp đỡ từ trẻ đều mang lại hiệu quả tích cực khi dạy con tự lập.

Hy vọng, với 4 cách dạy con tự lập trên, bé nhà bạn sẽ hình thành tính tự lập từ sớm, trở nên ngoan ngoan và không phải khiến bố mẹ quá bận tâm, phiền lòng về bé.

Tags:

Bài viết liên quan